Mỗi doanh nghiệp đều mong muốn sản phẩm mới của mình được đông đảo người tiêu dùng biết đến. Bạn muốn biết làm thế nào để đạt được điều này thì đầu tiên bạn phải đi vào định nghĩa của từng cái để hiểu rõ về việc này hơn. Quy trình này được gọi là launching sản phẩm.
Vậy, Launching là gì? Launching sản phẩm là gì? Làm cách nào để launching sản phẩm hiệu quả? Bài viết hôm này Chukinhdoanh sẽ giải đáp những thắc mắc này cho các bạn. Cùng tìm hiểu nhé!
1/ Launching sản phẩm là gì?
Launching có nghĩa là ra mắt. Launching sản phẩm là việc thực hiện chuẩn bị các bước kế hoạch nhằm đưa một sản phẩm mới của công ty, doanh nghiệp ra thị trường. Đây là một mô hình được nhiều doanh nghiệp áp dụng nhằm mục đích tạo nên sự chú ý của khách hàng mục tiêu tới sản phẩm mới. Đồng thời tạo nên sự nhận diện thương hiệu trên một khoảng thời gian nhất định.
2/ Ý nghĩa của việc Launching sản phẩm
Launching sản phẩm phục vụ nhiều mục đích cho doanh nghiệp đặc biệt là đóng vai trò quan trọng trong chiến dịch marketing và phát triển sản phẩm. Đảm bảo việc mọi người trong công ty, đối tác và các khách hàng mục tiêu đều biết về sản phẩm mới đó.
Khi một sản phẩm mới xuất hiện trên thị trường, launching sản phẩm giúp khách hàng nhận diện và tạo độ tin cậy nhất định của khách hàng đối với sản phẩm. Hướng tới sự hài long của khách hàng từ đó sẽ quyết định đến việc họ sẽ mua hay sử dụng sản phẩm.
Việc ra mắt sản phẩm thành công tác động đến sự phát triển bên vững và lâu dài của sản phẩm cũng như doanh nghiệp. Vì vậy, chiến lược marketing này có ý nghĩa cốt lõi thúc đẩy sản phẩm trở nên mạnh hơn và thu về những kết quả khả quan nhất.
Ngoài ra, launching sản phẩm mới còn giúp quảng bá hình ảnh doanh nghiệp. khẳng định vị thế của doanh nghiệp với các đối thủ cạnh tranh. Và giúp doanh nghiệp có tiếng nói hơn trên thị trường.
Xem thêm: Top 3 phần mềm quản lý trung tâm thương mại Shopping Mall
3/ Các giai đoạn diễn ra Launching sản phẩm
3.1/ Trước khi ra mắt sản phẩm (Pre – Launch)
Đây là giai đoạn tạo sự tò mò, tăng tính nhận diện thương hiệu, sản phẩm. Ở giai đoạn này, doanh nghiệp cần truyền thông mạnh mẽ, gây được sự chú ý, tò mò cho toàn bộ cộng đồng. Điều này sẽ tạo sự cộng hưởng lan truyền về thương hiệu và tạo đà để tăng tối đa nhận biết về thương hiệu, sản phẩm cho đến ngày launch.
Giai đoạn này bạn có thể bắt đầu gợi ý một số thông tin về sản phẩm đến thị trường trên các trang mạng xã hội như facebook, instagram, tiktok, quảng cáo truyền thông trực tuyến. Mục tiêu là khiến đối tượng khách hàng quan tâm đến sản phẩm và háo hức chờ đợi ngày ra mắt.
Ngân sách phân bổ: 30% tổng ngân sách.
3.2/ Trong khi ra mắt sản phẩm (Launch)
Đây được xem là giai đoạn tăng tối đa sự tương tác với khách hàng và gia tăng chuyển đổi. Giai đoạn này bắt đầu bằng một sự kiện ra mắt, tạo đỉnh truyền thông của doanh nghiệp. Đây chính là một chìa khóa quan trọng trong chiến lược marketing sản phẩm mới.
Tại giai đoạn 1, khi khách hàng đã có sự quan tâm nhất định tới sản phẩm thì đến giai đoạn 2 này chính là giai đoạn tạo ra những trải nghiệm thực tế cho khách hàng và chính thức đưa sản phẩm ra mắt, tiếp cận khách hàng một cách gần nhất. Bằng việc tổ chức các sự kiện ra mắt event launching, các chương trình dùng thử sản phẩm nhằm xây dựng hệ thống tương tác giữa sản phẩm và gia tăng chuyển đổi.
Thông qua những sự kiện, khách hàng sẽ có những trải nghiệm ấn tượng và sẽ tạo niềm tin nhất định về sản phẩm. Từ đó kích thích khách hàng mua và sử dụng sản phẩm, góp phần thúc đẩy doanh số cũng như tạo cơ hội để đẩy mạnh thương hiệu.
Ngân sách phân bổ: 40% tổng ngân sách
Xem thêm: Từ A đến Z các khai trương với Soft Opening và Grand Opening
3.3/ Sau khi ra mắt sản phẩm (Post – Launch)
Giai đoạn cuối trong mô hình launching sản phẩm đó là post launch – duy trì sự quan tâm của khách hàng.
Sau khi kêu gọi người tiêu dùng tham gia trải nghiệm, nếu dừng các hoạt động truyền thông lại thì chỉ có những người tham gia sự kiện ra mắt mới biết đến thương hiệu, sản phẩm của doanh nghiệp. Do đó, bạn cần những hoạt động nối tiếp để lan tỏa những trải nghiệm và hình ảnh sản phẩm ra rộng hơn và lúc nào cũng phải giữ được ” nhiệt”.
Điều doanh nghiệp cần làm ở giai đoạn này là duy trì các kênh truyền thông phù hợp để đảm bảo sản phẩm luôn nằm trong top đầu trong tiềm thức của khách hàng. Cùng với đó là kết hợp các chương trình gắn kết, xây dựng lòng trung thành của khách hàng với sản phẩm để gia tăng chuyển đổi.
Ngân sách phân bổ: 30% tổng ngân sách
4/ Ưu nhược điểm của Launching sản phẩm
Ưu điểm của launching sản phẩm:
Khi áp dụng đúng chuẩn mô hình này, doanh nghiệp sẽ bất ngờ với lượng lớn khách hàng mục tiêu quan tâm trong thời gian ngắn và có thể vượt mặt cả những đối thủ nặng kí của doanh nghiệp trên thị trường lúc bấy giờ. Tuy nhiên mô hình cũng sẽ có những hạn chế nhất định.
Nhược điểm của launching sản phẩm:
Để áp dụng được mô hình launching, dự án của bạn đảm bảo chất lượng, nếu không đây cũng chính là “án tử” cho sản phẩm mới lần này. Bởi lẽ, khi áp dụng mô hình, tốc độ tiếp cận của khách hàng là vô cùng nhanh chóng, nếu sản phẩm không chất lượng, điều đấy đồng nghĩa sẽ có một lượng lớn khách hàng biết đến điểm yếu của dự án, cùng tốc độ truyền miệng, thì đây quả thật là một điều tồi tệ cho chiến dịch.
Để có một mô hình launching thành công, đòi hỏi đội ngũ marketers phải là những thành viên phải am hiểu và có kinh nghiệm trong ngành,…như vậy mới có thể xây dựng kế hoạch hợp lý, phân bổ ngân sách cho từng giai đoạn hợp lý, phải đỉnh truyền thông đúng như dự định và tiếp cận được đúng đối tượng,…
5/ Kế hoạch Launching sản phẩm hiệu quả
5.1/ Nguyên cứu thị trường
Mục đích của việc lập kế hoạch ra mắt sản phẩm mới đó là đưa sản phẩm chính thức xuất hiện trên thị trường và tạo sự chú ý của khách hàng tới sản phẩm mới. Do đó, để có thể lên được bản kế hoạch hoàn hảo, giúp doanh nghiệp đạt được mục đích thì bước đầu tiên trong việc xây dựng kế hoạch ra mắt sản phẩm mới bạn cần phải làm đó là nghiên cứu sâu về sản phẩm và phân tích thị trường, đối tượng khách hàng mục tiêu.
Người lập kế hoạch cần nghiên cứu cẩn thận và chi tiết từng tính năng, công dụng, nguyên liệu tạo ra sản phẩm và quan trọng nhất cần biết sản phẩm đó có đáp ứng được nhu cầu của khách hàng về mặt chất lượng, chức năng, giá cả,…hay không. Đồng thời phân tích thị trường ở thời điểm muốn đưa sản phẩm mới ra mắt.
Để nghiên cứu hiệu quả, bạn cần:
- Xác định đối tượng khách hàng là ai, trong độ tuổi nào và sở thích, thói quen của họ.
- Khảo sát xem tính năng nào của sản phẩm sẽ thu hút khách hàng.
- Đánh giá quy mô thị trường và sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.
- Xác định nhu cầu và xu hướng của thị trường.
5.2/ Lựa chọn tên sản phẩm
Đây là bước cực kỳ quan trọng vì nó quyết định thương hiệu của sản phẩm sau này. Một sản phẩm ra thị trường sẽ có sự cạnh tranh với vô vàn các sản phẩm cùng loại. Do vậy, nếu sản phẩm đó không có tên thương hiệu mà chỉ có tên mang tính chất mô tả chung chung sẽ khó tạo được ấn tượng với khách hàng.
Hãy đảm bảo răng tên thương hiệu là một cái tên đơn giản, dễ phát âm, dễ nhớ nhưng vẫn phải mang một ý nghĩa nhất định liên quan đến sản phẩm hoặc công dụng của sản phẩm.
Xem thêm: 25+ Cách đặt tên quán cơm hay, ý nghĩa cho mô hình cơm văn phòng, cơm niêu, cơm tấm
5.3/ Thiết kế thương hiệu riêng
Đầu tư thiết kế hình ảnh/ logo sản phẩm, thương hiệu đặc thù mang dấu ấn và phong cách riêng biệt so với các sản phẩm khác đã có mặt trên thị trường.
Hệ thống hình ảnh hay bộ nhận diện thương hiệu thể hiện ở logo, hình ảnh sản phẩm thông qua màu sắc, hình tượng, ngôn từ, bố cục trình bày, sắp xếp tiêu đề trên bao bì sản phẩm và các ấn phẩm quảng cáo ( webdite, fanpage, tờ rơi, banner,…)
Xem thêm: 100 mẫu thiết kế quán ăn, nhà hàng sân vườn đẹp mắt, thu hút
5.4/ Đăng ký bản quyền thương hiệu
Khi đã có tên sản phẩm cũng như hình ảnh, bộ nhận diện sản phẩm thương hiệu riêng rồi thì để đảm bảo quyền lợi thương hiệu, bạn cần phải làm thủ tục đăng ký thương hiệu để được pháp luật bảo hộ quyền lợi, tránh những tranh chấp không đáng có sau này.
Việc không đăng ký bản quyền, nếu sau này có người khác đạo nhái sản phẩm của bạn, bạn rất khó để bảo vệ ” đứa con tinh thần” mình. Đây cũng là cách để làm cho sản phẩm của bạn là độc quyền, không bất kỳ đơn vị nào có thể sao chép và làm theo.
5.5/ Chuẩn bị các tư liệu truyền thông
Sau khi đã có đầy đủ thông tin, hình ảnh của sản phẩm mới thì việc tiếp theo bạn phải là đó là chuẩn bị các tư liệu sử dụng cho chiến dịch marketing quảng bá trước sự kiện ra mắt.
Các tư liệu truyền thông bao gồm tất cả những nội dung hình ảnh, video cần thiết để thực hiện chiến dịch digital marketing như clip viral, clip quảng cáo, banner quảng cáo, content facebook post, content dịch vụ trên website,…
5.6/ Đưa sản phẩm trực tiếp ra mắt khách hàng
Việc quan trọng nhất trong kế hoạch launching đó là tung sản phẩm chính thức ra thị trường để các khách hàng trải nghiệm và đánh giá chất lượng sản phẩm dịch vụ. Khi đã có những trải nghiệm thực tế, khách hàng sẽ có niềm tin với sản phẩm hơn và dễ dàng đón nhận sự có mặt của sản phẩm trên thị trường.
Có thể lựa chọn nhiều hình thức launching sản phẩm như tổ chức các chương trình dùng thử sản phẩm, tổ chức event launching quy mô lớn, đưa sản phẩm tham gia triển lãm thương mại, tổ chức các chương trình khuyến mãi tại cửa hàng,…
5.7/ Truyền thông đa phương tiện
Một hành động xúc tiến đơn lẻ hoặc một thông cáo báo chí sẽ không đạt hiệu quả cao. Trên thực tế cần phải tiếp cận nhiều kênh quảng cáo khác nhau như: trên các phương tiện truyền thông đại chúng, marketing trực tiếp, marketing qua email, book KOLs PR sản phẩm, cập nhật thông tin trên website, văn hóa sản phẩm,…Bên cạnh đó là sự kết hợp với bất kỳ ý tưởng tiếp thị sáng tạo thích hợp dành cho các khách hàng tiềm năng.
Với tần xuất và sự xuất hiện của sản phẩm trên các kênh truyền thông khác nhau giúp độ phủ sóng của sản phẩm rộng, từ đó tiếp cận đến nhiều đối tượng khách hàng hơn cũng như tạo dựng chỗ đứng riêng cho sản phẩm đó.
5.8/ Theo dõi và đánh giá chiến dịch Launching sản phẩm
Khi đã tiến hành triển khai toàn bộ chiến dịch launching sản phẩm theo đúng kế hoạch. Để đảm bảo chiến dịch diễn ra thành công, mang lại lợi ích cho doanh nghiệp và phát huy hết khả năng của sản phẩm. Bạn cần theo dõi tần suất và độ phủ sóng của sản phẩm mới sau sự kiện launching đã hạ nhiệt hay chưa để có thể kịp thời đưa ra những phương án truyền thông, marketing tiếp theo. Nhằm thúc đẩy doanh số bán sản phẩm mới cũng như đưa sản phẩm ghi dấu ấn sâu vào tiềm thức của khách hàng.
Hy vọng với những thông tin về launching sản phẩm mà Chukinhdoanh chia sẻ sẽ giúp ích được cho bạn trong việc kinh doanh của mình. Chúc các bạn kinh doanh thành công và thu được nhiều lợi nhuận!
Bạn đang tìm kiếm phần mềm quản lý bán hàng ưu việt? Vui lòng để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ sớm nhất!Hoặc gọi trực tiếp đến số Hotline: 1900.3016 để được hỗ trợ nhanh nhất!