Kinh doanh mỹ phẩm handmade hiện nay đang là xu hướng kinh doanh được rất nhiều người quan tâm, nhất là các bạn trẻ. Do các tín đồ làm đẹp ngày càng ưa chuộng các dòng sản phẩm từ thiên nhiên, không hóa chất, mỹ phẩm bổ sung chất dinh dưỡng phục hồi…
Vậy nên có thể thấy đây là mô hình kinh doanh vô cùng tiềm năng mang lại lợi nhuận cao nếu như bạn biết đầu tư đúng chỗ và lên một kế hoạch kinh doanh mỹ phẩm handmade chi tiết.
Trong bài viết dưới đây, Chukinhdoanh sẽ bật mí cho bạn biết tại sao thị trường kinh doanh mỹ phẩm được coi là tiềm năng. Và bên cạnh đó, Chukinhdoanh cũng sẽ chia sẻ tới bạn một vài bí quyết kinh doanh mỹ phẩm handmade hiệu quả, thu lợi nhuận cao.
1/ Tại sao nên kinh doanh mỹ phẩm handmade
- “Cơn khát” mỹ phẩm sạch hiện nay
Trong những năm gần đây, xu hướng sử dụng mỹ phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên được đông đảo các tín đồ làm đẹp “săn đón” nhiều hơn. Do còn e ngại sử dụng các dòng hóa mỹ phẩm gây tổn hại cho da, tóc,… Thay vào đó việc sử dụng các dòng mỹ phẩm handmade có thành phần hoàn toàn từ thiên nhiên, không chứa hóa chất sẽ dễ dàng “lấy lòng” phái đẹp hơn mà không cần phải bàn cãi.
Chỉ cần thương hiệu mỹ phẩm handmade của bạn tạo được lòng tin với khách hàng và đảm bảo chất lượng sản phẩm, không chất phụ gia, không chất bảo quản và an toàn tuyệt đối cho người sử dụng thì mặt hàng này chắc chắn sẽ rất dễ bán.
Hãy giới thiệu sản phẩm của thương hiệu mình đến với những người thân yêu gần gũi nhất như: bạn bè, người thân,… sau đó họ sẽ là những người gián tiếp quảng bá “hộ” thương hiệu của bạn tới những người xung quanh. Điều đó góp phần tạo được sự uy tín lâu dài cho cửa hàng kinh doanh mỹ phẩm handmade vì khi bạn có một nhóm khách hàng quen thuộc và lâu dài, họ chính là người quảng bá sản phẩm hiệu quả nhất.
- Chi phí nguyên liệu kinh doanh mỹ phẩm handmade rẻ và dễ kiếm
Các nguyên liệu cho việc tạo ra mỹ phẩm handmade thường rất dễ kiếm và giá thành cũng khá phải chăng. Các nguyên liệu đó có thể là dầu dừa, dầu oliu, các loại tinh dầu chiết xuất từ hoa, quả, cây cỏ thiên nhiên,… Chi phí để mua nguyên liệu này thường chỉ chiếm khoảng 30% giá bán trên thị trường, do vậy, việc kinh doanh mỹ phẩm handmade được đánh giá là mô hình kinh doanh 1 vốn 4 lời.
- Kinh doanh mỹ phẩm handmade dễ bán nhờ giá thành rẻ
Như đã nói ở trên, vì giá thành nguyên liệu làm mỹ phẩm handmade tương đối rẻ nên các sản phẩm hầu hết được bán với giá thấp hơn nhiều so với các loại mỹ phẩm khác trên thị trường. Đặc biệt là giá thành tương tự như mỹ phẩm nội địa của Trung Quốc nhưng chất lượng được cho là tốt hơn và an toàn hơn rất nhiều.
- Các dòng mỹ phẩm handmade đa dạng, dễ làm
Ngày nay, các dòng sản phẩm handmade càng được đa dạng để có thể đáp ứng các nhu cầu làm đẹp của các chị em phụ nữ từ các dòng mỹ phẩm chăm sóc da, tóc, son dưỡng handmade cho tới những sản phẩm giúp thư giãn như sáp thơm, nến thơm, tinh dầu,…
Ban đầu cũng chỉ rầm rộ từ những sản phẩm thô như là dầu dừa, kem tắm trắng, dưỡng trắng và ngày nay dần lan sang các loại mỹ phẩm cần sự khéo léo nhiều hơn, ví dụ như: son handmade, nước hoa khô, phấn má hồng, xà phòng, sản phẩm trị thâm mắt, sữa rửa mặt, toner,… với chi phí dao động từ 50.000 – 300.000 đồng tùy sản phẩm, khối lượng và thể tích.
Ví dụ để làm ra một thỏi son dưỡng handmade, son màu handmade chỉ từ 15.000- 30.000 đồng, nhưng giá bán ra từ 60.000 – 70.000 đồng. Tương tự, bạn có thể bỏ ra khoảng 50.000 đồng để làm 1 lọ nước hoa khô và những lọ nước hoa khô này sẽ được bán ra với giá 100.000 đồng. Để làm ra được 1 mẻ mỹ phẩm handmade cũng không tốn quá nhiều thời gian. Một mẻ son handmade 20-50 sản phẩm cũng chỉ mất 1-2 giờ đồng hồ.
Khi có sẵn nguyên liệu, chỉ cần làm tan chảy sáp ong và pha trộn với hỗn hợp màu thực phẩm, tinh dầu tạo mùi và đổ ra các khuôn, đợi cho khô thành sáp là bạn đã có 1 lô hàng son handmade.
- Khả năng thu lại lợi nhuận cao nhờ kinh doanh mỹ phẩm handmade
Khi làm kinh doanh, vấn đề lợi nhuận chính là điều mà bạn chắc chắn quan tâm nhất. Giả sử với số vốn kinh doanh mỹ phẩm handmade là 10 triệu đồng thì bạn sẽ chi khoảng 70% vào nguyên liệu, phần còn lại sẽ dành cho bao bì và các loại chi phí khác. Bạn chỉ nên kinh doanh 3 dòng sản phẩm chính là dầu gội chăm sóc tóc, son dưỡng môi, sữa rửa mặt. Mỗi sản phẩm sẽ mang về cho bạn một khoản lợi nhuận 50.000 – 200.000 đồng/sản phẩm tùy thuộc vào dòng nguyên liệu.
- Đa dạng kênh phân phối khi kinh doanh mỹ phẩm handmade
Hiện nay, mô hình kinh doanh mỹ phẩm handmade, không chỉ dừng lại ở việc bán lẻ mà nhiều shop còn đẩy mạnh kinh doanh làm đại lý phân phối cho các bạn sinh viên có nhu cầu làm cộng tác viên, kiếm thêm thu nhập, thậm chí còn tấn công qua kênh spa, trung tâm làm đẹp để tiêu thụ sản phẩm.
Hoặc ngày nay, có thể bán các sản phẩm handmade nhờ vào các kênh MXH phổ biến như Facebook, Instagram,… và các sàn thương mại điện tử lớn như Shopee, Lazada, Tiki,…
Thực tế đã có nhiều shop nhờ kinh doanh mỹ phẩm handmade đã thu nhập tới hàng trăm triệu đồng/tháng. Nổi tiếng trong lĩnh vực mỹ phẩm handmade có thể kể đến Cỏ mềm HomeLab, Hoa trà đỏ, Lota Shop, Grandpa’s Garden,… Không chỉ bán sản phẩm, các cửa hàng còn mở kênh bán nguyên liệu và hướng dẫn cách làm tại nhà cho khách hàng.
Trước đây, khách hàng cứ được nghe quảng cáo là “sản phẩm tự nhiên” thì cứ vậy mua về dùng, cũng không ai kiểm định được thành phần trong sản phẩm chứa những gì. Cho nên việc công khai cách làm và khuyến khích khách hàng mua nguyên liệu về nhà tự làm đã tạo nên trào lưu sử dụng mỹ phẩm handmade an toàn, tự nhiên.
Đọc tới đây bạn đã có được cho mình những động lực để kinh doanh mỹ phẩm handmade chưa?
Kinh doanh mỹ phẩm handmade chắc chắn là một ý tưởng tuyệt vời cho những ai đam mê kinh doanh mà không biết bắt đầu từ đâu và nên kinh doanh gì. Nếu bạn có hứng thú với ý tưởng kinh doanh mỹ phẩm handmade thiên nhiên thì hãy tiếp tục theo chân Chukinhdoanh tìm hiểu thêm ngoài những yếu tố trên, để kinh doanh mỹ phẩm handmade cần những gì?
Xem thêm: Cách quản lý quán ăn, nhà hàng từ xa không lo thất thoát
2/ Mở cửa hàng mỹ phẩm handmade cần đăng ký kinh doanh hay không?
Kinh doanh sản xuất mỹ phẩm là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Theo đó, để đăng ký sản xuất mỹ phẩm handmade, người kinh doanh phải đảm bảo các điều kiện theo quy định của pháp luật đối với ngành nghề này.
2.1/ Điều kiện kinh doanh sản xuất mỹ phẩm handmade
Để kinh doanh sản xuất mỹ phẩm handmade, cơ sở sản xuất mỹ phẩm phải được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm quy định tại Nghị định 93/2016/NĐ-CP. Cụ thể:
Điều kiện về nhân sự:
Người phụ trách cơ sở sản xuất mỹ phẩm handmade phải có kiến thức chuyên môn về một trong các chuyên ngành/lĩnh vực sau: Hóa học, dược học, sinh học hoặc các chuyên ngành khác có liên quan đáp ứng yêu cầu của công việc.
Điều kiện về cơ sở vật chất:
- Cơ sở vật chất và trang thiết bị đáp ứng với yêu cầu về dây chuyền sản xuất, loại sản phẩm mỹ phẩm mà cơ sở đó dự kiến sản xuất như đã nêu trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm;
- Phải bảo đảm có sự tách biệt giữa nguyên liệu vật liệu đóng gói và thành phẩm;
- Đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy: Bảo quản các chất dễ cháy nổ, các chất độc tính cao, nguyên vật liệu và sản phẩm bị loại, bị thu hồi và bị trả lại.
Điều kiện về hệ thống quản lý đáp ứng các yêu cầu sau:
- Nguyên liệu, phụ liệu dùng trong sản xuất mỹ phẩm handmade phải đạt tiêu chuẩn chất lượng của nhà sản xuất;
- Các loại bán thành phẩm đưa vào sản xuất phải có tiêu chuẩn chất lượng và đạt tiêu chuẩn chất lượng của nhà sản xuất;
- Có quy trình sản xuất cho từng sản phẩm;
- Nước dùng trong sản xuất mỹ phẩm tối thiểu phải đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước ăn uống do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành;
- Có bộ phận kiểm tra chất lượng để kiểm tra chất lượng của nguyên liệu, bán thành phẩm, sản phẩm chờ đóng gói và thành phẩm;
- Có hệ thống lưu giữ hồ sơ tài liệu.
Xem thêm: 5+ Máy POS cà thẻ cầm tay phổ biến nhất trên thị trường
2.2/ Thủ tục kinh doanh cửa hàng mỹ phẩm handmade
Để thuận lợi cho việc thành lập công ty mỹ phẩm handmade, doanh nghiệp nên chuẩn bị đầy đủ những thông tin cơ bản về công ty như:
Loại hình doanh nghiệp của công ty mỹ phẩm handmade:
- Doanh nghiệp sẽ cần phải đưa ra sự lựa chọn đối với loại hình công ty. Phải đánh giá, xem xét và cân nhắc xem loại hình doanh nghiệp nào thực sự phù hợp với điều kiện của công ty mình và đưa ra chọn lựa phù hợp nhất. Bởi mỗi loại hình doanh nghiệp sẽ có những đặc điểm riêng. Những loại hình doanh nghiệp phổ biến hiện nay bao gồm: Công ty tư nhân, công ty hợp danh, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên và công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên.
Tên công ty không được trùng lặp với những công ty khác:
- Tên của công ty mỹ phẩm handmade phải đảm bảo những yêu cầu như không được trùng lặp, không được gây nhầm lẫn, không giống với bất cứ công ty nào đã đăng ký kinh doanh trước đó.
- Không được sử dụng từ ngữ, ký tự thiếu văn hóa trong tên. Cấm sử dụng tên lực lượng vũ trang, cơ quan quản lý có thẩm quyền của nhà nước để làm tên công ty. Tên công ty kinh doanh thủy sản có thể viết bằng tiếng anh hoặc viết tắt. Doanh nghiệp có thể tra cứu thông tin về tên trước để tránh tình trạng tên không hợp lệ khi đăng ký kinh doanh.
Người đại diện pháp luật của công ty mỹ phẩm handmade:
- Người đại diện pháp luật sẽ là người có vai trò quan trọng và chịu trách nhiệm cũng như nghĩa vụ đối với hoạt động của doanh nghiệp. Do đó, phải chọn một người có đủ năng lực, kinh nghiệm, am hiểu về công ty.
- Một công ty có thể chọn một hoặc nhiều người làm người đại diện theo pháp luật tùy thuộc vào quy định loại hình doanh nghiệp. Tuy nhiên, doanh nghiệp phải đảm bảo là luôn có 1 người đại diện ở Việt Nam.
- Người đại diện theo pháp luật của công ty có thể là giám đốc, chủ tịch, quản lý hoặc chỉ đảm nhận vị trí người đại diện.
Địa chỉ công ty cần đặt ở khu vực đúng quy định:
- Địa chỉ của công ty kinh doanh mỹ phẩm handmade không được đặt ở nước ngoài, phải đặt ở bên trong lãnh thổ Việt Nam. Địa chỉ công ty rõ ràng, chính xác, có số nhà ,ngõ ngách… phường, quận, thành phố rõ ràng.
- Cấm đặt địa chỉ công ty ở khu vực chỉ phục vụ mục đích sinh sống như khu chung cư hay nhà tập thể hay khu vực cấm khác.
- Có thể tận dụng nhà riêng để làm văn phòng hoặc thuê văn phòng có địa chỉ cụ thể để làm địa chỉ cho công ty.
Vốn tối thiểu và vốn điều lệ phải đúng quy định
- Số vốn tối thiểu mà một doanh nghiệp cần chuẩn bị khi thành lập công ty mỹ phẩm sẽ tùy thuộc vào điều kiện tài chính cũng như quy định về vốn của ngành nghề đăng ký kinh doanh.
- Trường hợp ngành nghề kinh doanh không có yêu cầu về vốn thì doanh nghiệp có thể tiến hành kê khai vốn điều lệ tùy thuộc vào khả năng cũng như mong muốn của mình. Tức là có thể đăng ký vốn điều lệ bao nhiêu tùy thích, không có giới hạn về mức vốn tối thiểu hay tối đa.
- Trường hợp ngành nghề kinh doanh có yêu cầu về vốn pháp định thì doanh nghiệp cần đăng ký vốn điều lệ theo đúng quy định, tức là phải kê khai số vốn điều lệ tối thiểu bằng hoặc hơn với vốn pháp định đã được quy định.
Xem thêm: Top 5 máy bán hàng cầm tay nhỏ gọn, quẹt thẻ siêu tiện lợi
3/ Một số lưu ý để làm mỹ phẩm handmade an toàn
Không phải tất cả các dòng mỹ phẩm được chiết xuất từ tự nhiên là sẽ lành tính, đối với những làn da nhạy cảm thì cũng hết sức chú ý bởi các loại tinh dầu, chất tạo màu, hương liệu có thể chứa các chất hóa học hoặc những chất “dinh dưỡng” có trong sản phẩm sẽ chính là môi trường cộng sinh cho những vi khuẩn phát triển gây kích ứng, làm viêm da.
Cũng chính vì những trường hợp trên mà các thương hiệu mỹ phẩm thường rơi vào tình trạng bị “bóc phốt” mỹ phẩm dỏm, không thực sự tự nhiên, pha hóa chất, thậm chí bị đe dọa, hoàn trả tiền hoặc phải bồi thường.
Không ai có thể phủ nhận về sự an toàn của những dòng mỹ phẩm handmade ở góc độ tự nhiên, giá thành hợp lý nhưng nếu không có kinh nghiệm làm cũng như sử dụng thì sẽ rất nguy hiểm cho da, đặc biệt đối với những vùng da nhạy cảm.
Để hạn chế được những rủi ro khó lường, bạn cần chú ý những đặc điểm dưới đây để kinh doanh mỹ phẩm handmade hiệu quả, an toàn hơn cho người sử dụng.
- Đối với chủ shop kinh doanh mỹ phẩm handmade
+ Nguồn nước để sản xuất các mỹ phẩm handmade phải luôn luôn là nguồn nước sạch, có thể là nước cất, nước uống đóng chai.
+ Không nên lạm dụng các chất bảo quản như giấm, đường, muối, axit ascorbic. Tốt nhất nên sử dụng với hàm lượng vừa đủ để dùng trong thời gian ngắn.
+ Nên khử trùng thường xuyên các dụng cụ trong quá trình pha chế mỹ phẩm, tốt nhất nên sử dụng đồ thủy tinh và đun sôi 3-5 phút trước khi bắt đầu sử dụng.
+ Nên tuân thủ đúng liều lượng của công thức, hạn chế việc thêm – bớt nguyên liệu.
- Lưu ý với khách hàng, người dùng mỹ phẩm thiên nhiên, handmade
+ Nên tìm hiểu kỹ lưỡng trước khi mua và chỉ nên mua sản phẩm tại những shop mỹ phẩm handmade uy tín, xuất xứ nguyên liệu rõ ràng, có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực tự chế mỹ phẩm.
+ Thử nghiệm sản phẩm ở vùng da nhỏ trước để chắc chắn được rằng da bạn không bị dị ứng trước khi sử dụng cho toàn khuôn mặt hoặc toàn thân.
+ Quan tâm đến công tác bảo quản mỹ phẩm handmade. Để trong tủ lạnh là 1 cách bảo quản tốt nhất cho bạn. Khi sản phẩm bị biến chất, mất kết cấu hoặc có mùi khác lạ thì phải loại bỏ ngay.
Xem thêm: Top 10 dòng máy POS tính tiền giá rẻ nhất thị trường (2023)
4/ Kinh nghiệm kinh doanh mỹ phẩm handmade hiệu quả, lãi cao
Dưới đây là một vài bí quyết giúp bạn kinh doanh mỹ phẩm handmade hiệu quả, đắt khách. Bạn hãy lấy sổ ra và lưu lại ngay!
4.1/ Hiểu rõ nguyên liệu và công thức làm mỹ phẩm handmade
Khác với kinh doanh mỹ phẩm thông thường được sản xuất tại các nhà máy lớn thì đối với mỹ phẩm handmade sẽ thường được “sản xuất” lần đầu tiên từ chính đôi bàn tay của bạn. Chính vì vậy là một chủ shop bạn phải nắm rõ các nguyên liệu nào quan trọng để làm nên mỹ phẩm handmade, các công thức tạo nên những loại mỹ phẩm,…
Việc thường xuyên thử nghiệm với các nguyên liệu khác nhau có thể giúp bạn sáng tạo ra các dòng sản phẩm mới mà đối thủ không có. Tạo một chất riêng biệt cho cửa hàng mỹ phẩm handmade của bạn. Một khi đã thành thạo việc pha chế này hãy nghĩ ngay tới huấn luyện nhân viên hoặc chuyển giao công nghệ sang máy móc.
4.2/ Đầu tư xây dựng hình ảnh, thiết kế bao bì
Khi kinh doanh mỹ phẩm handmade bạn sẽ khó có thể tìm được 1 loạt vỏ bao bì trăm cái như 1 như các xưởng sản xuất mỹ phẩm thông thường. Mà dường như mỗi đợt lấy lại 1 mẫu mã khác nhau. Chính vì vậy để tạo sự đồng nhất và chuyên nghiệp cho sản phẩm bạn nên dùng các tem nhãn riêng để dán lên sản phẩm. Bạn nên lựa chọn kỹ lưỡng từ vỏ bao bì đến việc thiết kế chỉn chu các nhãn dán.
Mỹ phẩm nói chung, đặc biệt là son môi không chỉ có tác dụng làm đẹp cho người sử dụng mà còn là một món trang sức nho nhỏ. Các chị em thường rất thích các món đồ nhỏ nhỏ, xinh xắn nên bên cạnh chất lượng sản phẩm bạn cũng nên đầu tư cho bao bì sản phẩm của mình thêm phần xinh đẹp và thu hút.
Ngoài ra, nếu bạn kinh doanh mỹ phẩm handmade online thì hình ảnh sản phẩm đăng trên fanpage, website cũng cần được đầu tư một cách tỉ mỉ. Bạn nên chọn góc chụp đẹp, đủ ánh sáng, chọn màu ảnh thời thượng,… Để sản phẩm của mình nhìn long lanh hơn. Hơn nữ hình ảnh sản phẩm đẹp sẽ mang đến ấn tượng đầu tiên tốt và thu hút khách mua hàng nhiều hơn.
4.3/ Nắm bắt xu hướng thị trường
Một việc quan trọng mà bạn cần lưu ý trong khi lập dự án kinh doanh mỹ phẩm handmade đó là việc nắm bắt xu hướng thị trường. Kinh doanh bất kỳ ngành nghề nào cũng vậy, bạn cũng cần nên biết khách hàng mục tiêu của mình đang muốn gì, cần gì và hiện đang gặp phải vấn đề nào về sức khỏe, làm đẹp. Để từ đó mới đưa ra được các dòng sản phẩm phù hợp, cũng như biết cách tư vấn thuyết phục khách dễ dàng hơn.
Mỹ phẩm handmade cũng đa dạng không kém cạnh các dòng hóa mỹ phẩm khác. Trong thời gian đầu khi kinh doanh bạn chỉ nên tập trung vào ba dòng chính đó là kem dưỡng chăm sóc da, son môi và xà phòng.
Mặc khác, để việc kinh doanh được diễn ra tốt hơn bạn phải thực sự hiểu được các tác dụng của các nguyên liệu thiên nhiên. Ví dụ: các loại ngũ cốc sẽ cung cấp các dưỡng chất tốt cho da, tinh dầu bưởi giúp kháng khuẩn mượt tóc, tinh dầu bí đao sẽ giúp làm dịu da…
Hiểu rõ công dụng của từng loại nguyên liệu sẽ giúp bạn tư vấn và thuyết phục khách hàng mua hàng hiệu quả hơn.
4.4/ Tạo website bán hàng online chuyên nghiệp
Nếu bạn xác định kinh doanh mỹ phẩm handmade lâu dài và làm giàu từ việc kinh doanh mỹ phẩm handmade thì việc xây dựng một website mỹ phẩm handmade là điều thực sự cần thiết, giúp bán hàng chuyên nghiệp hơn. Dễ dàng có thể nhận thấy những người kinh doanh online thành công nhất hiện nay đều sở hữu cho mình ít nhất là 1 website bán hàng, luôn luôn cập nhật thông tin về sản phẩm một cách nhanh chóng.
Câu chuyện Công ty Bryce đánh mạnh thị trường mỹ phẩm Handmade
Nhưng hiện nay cũng có hàng trăm website bán mỹ phẩm handmade, vậy làm sao khách hàng thực sự chú ý đến sản phẩm của mình? Câu chuyện thu hút khách hàng của công ty Bryce – chuyên bán các sản phẩm skincare có xuất xứ từ thiên nhiên (hoa quả tươi, rau củ) như sữa rửa mặt, kem dưỡng ẩm… là một ví dụ điển hình.
Ông Diorio cho hay: “Lúc đầu doanh số thấp hơn mức kỳ vọng, do vậy Diorio đã tiến hành khảo sát với đối tượng là bạn bè và khách hàng, kết quả thu được là vấn đề nằm ở chính trong bao bì sản phẩm. Trang sản phẩm trên BryceOrganics.com trông khá nghèo nàn và nghiệp dư với những bức ảnh cũng như những lời mô tả nhàm chán, đơn cử như 3 sản phẩm tẩy da chết chỉ có đơn độc miếng nhãn màu trắng trên nền vỏ lọ màu xanh cô-ban.
“Mọi người không thể biết cái thứ gì đang ở trong chiếc lọ có giá 28 USD kia” Diorio nói, “Thậm chí dù bản thân tôi có thể hài lòng, nhưng những mẫu mã này không thể kêu gọi những vị khách ngồi trước màn hình click và nút mua hàng.””
Sau đó ông đã “sửa chữa” sai lầm của mình bằng cách:
Nhằm biến những sản phẩm làm trắng cũng như đồ dưỡng da của mình cuốn hút hơn trên trang web Dỉorio đã phải xem lại cách mình mô tả sản phẩm trên website.
Diorio đã quyết định đầu tư thật nhiều cho “khuôn mặt” của các sản phẩm sao cho thật rực rỡ và sinh động. Sau khi thiết kế website cho mô hình kinh doanh của mình, anh đã đưa hẳn những thông tin về thành phần cấu tạo của mỗi sản phẩm lên web, đồng thời còn kết hợp với cả các bức ảnh, ví dụ như hình ảnh một quả bơ tươi ngon để ngay cạnh tấm hình của sản phẩm Kem dưỡng ẩm chiết xuất từ bơ Địa Trung Hải, những nhánh lô hội xanh mướt bên cạnh sản phẩm Nước tẩy trang lô hội cao cấp Vermont. Diorio muốn làm cho các sản phẩm trên kệ hàng online như muốn kêu lên: “Chúng tôi thực sự làm từ những nguyên liệu thiên nhiên tuyệt vời nhất !”
Diorio cũng bắt đầu đưa thêm yếu tố âm nhạc vào hoạt động buôn bán của mình trên website, thường xuyên đảo các vị trí, thanh công cụ đồng thời thay đổi màu sắc, phông chữ, nội dung sao cho khách hàng luôn thấy thú vị khi vào trang web, cũng như để phục vụ cho những chương trình quảng cáo sản phẩm mới hoặc theo mùa.
Kết quả trên cả tuyệt vời:
Số người truy cập vào Bryce để khám phá các mặt hàng mới đã tăng lên chóng mặt. “số khách ghé thăm phải tăng đến vài trăm %, thật không thể tin đựơc!”
6 tháng sau, doanh số đã tăng lên 150% và giúp Diorio đủ tiền bạc và tự tin để xây dựng thêm các cửa hàng bán lẻ khác.
Tất nhiên đây cũng chỉ là câu chuyện của công ty Bryce nhưng điều đáng nói ở đây là bạn phải thực sự sáng tạo trong thiết kế website để thu hút khách hàng. Bạn có thể tham khảo một số ý kiến sau:
- Thông tin hiển thị trên website phải cụ thể và chính xác: Bạn cần cung cấp rõ thành phần cấu tạo, thậm chí là quy trình chế xuất (tất nhiên giữ lại những phần bí mật) lên website.
- Hình ảnh đẹp, sáng tạo: Để tăng tính sinh động trên website bạn cũng có thể học cách thay đổi bao bì mặt hàng trên website như cách ông chủ Diorio đã làm như: nhánh lô hội xanh mướt bên cạnh sản phẩm nước tẩy trang lô hội cao cấp.
4.5/ Đẩy mạnh các kênh social để bán hàng online hiệu quả
Tùy thuộc vào năng lực kinh doanh và khả năng tài chính mà lựa chọn kênh bán mỹ phẩm handmade cho phù hợp.
Nếu không có đủ khả năng đầu tư mở một cửa hàng trực tiếp thì hình thức kinh doanh mỹ phẩm handmade online chính là sự lựa chọn phù hợp cho các bạn ít vốn. Hiện nay các kênh social là một trong những thị trường “béo mỡ” mà bạn có thể khai thác.
- Facebook, Instagram
Có thể nói Facebook, Instagram là nơi tập hợp tập khách hàng có nhu cầu làm đẹp, thẩm mỹ nhiều nhất. Hầu hết các chủ shop kinh doanh mỹ phẩm handmade online thường lựa chọn 2 kênh này là kênh buôn bán chủ yếu.
Để thực sự lôi kéo khách hàng, bạn nên xây dựng cho mình một fanpage với đầy đủ chi tiết thông tin, cung cấp địa chỉ, số điện thoại, email,… Việc tạo fanpage sẽ tăng mức độ uy tín của thương hiệu và sản phẩm của bạn.
Tại đây, bạn nên chia sẻ những hình ảnh đẹp chân thật về sản phẩm, đăng các bài post kèm theo ảnh quy trình sản xuất sẽ giúp khách hàng an tâm hơn khi mua hàng.
Ngoài ra, việc đăng các thông tin phản hồi tích cực của những khách hàng đã mua trước đó cũng là cách tuyệt vời giúp bạn xây dựng thương hiệu.
- Sàn thương mại điện tử
Các sàn TMĐT phổ biến hiện nay như Shopee, Lazada, Tiki,… đã có sẵn lượng khách hàng tiềm năng khổng lồ. Bạn chỉ cần đăng ký tham gia, tạo gian hàng bắt mắt với đầy đủ thông tin cửa hàng. Đăng các sản phẩm với hình ảnh, giá cả, mô tả đầy đủ. Tham gia các chương trình khuyến mãi trên các sàn hoặc tự tạo mã giảm giá để thu hút khách hàng.
Xem thêm: Lắp đặt bộ máy POS bán hàng siêu thị, cửa hàng tiện lợi
4.6/ Xây dựng hệ thống CRM, giữ mối quan hệ với khách hàng
Việc giữ mối quan hệ với khách hàng là điều quan trọng trong kinh doanh nhưng không phải cửa hàng nào cũng làm được. Những chủ cửa hàng thường chỉ mong muốn bán được nhiều sản phẩm chứ ít ai biết cách để giữ chân khách hàng quay trở lại.
Việc giữ và liên hệ với người mua không chỉ thể hiện sự quan tâm của bạn đến họ, mà qua đó bạn có thể nhận được những góp ý, lời khuyên từ họ để giúp cửa hàng của bạn thay đổi chiến lược kinh doanh cho phù hợp hơn.
Một trong những công cụ để giúp bạn giữ mối quan hệ với khách hàng hiệu quả nhất đó là:
- Email marketing. Đây được ví như là “người dẫn đường” cho cửa hàng mỹ phẩm handmade của bạn trong việc tạo ấn tượng với khách hàng. Việc gửi email cho họ thường xuyên, thông tin về những chương trình khuyến mãi, sản phẩm mới sẽ kích thích tâm lý mua sắm của khách hàng.
- Qua điện thoại, Facebook: Bạn có thể thường xuyên gọi điện, gửi tin nhắn để hỏi thăm về đánh giá của khách hàng về sản phẩm đã mua.
Nếu như cửa hàng bạn đã để lại được ấn tượng với họ ở một mặt hàng nào đó thì chắc chắn việc quay trở lại là một điều đương nhiên. Khi nhận được email hay tin nhắn của bạn giới thiệu về một ưu đãi lớn cực kỳ tuyệt vời, khách hàng sẽ chợt “bừng tỉnh” và nhận ra mình đã bỏ lỡ một “món hời”.
4.7/ Chạy các chương trình khuyến mãi, kích thích khách hàng
Hãy tạo ra nhiều chương trình khuyến mãi, tri ân khách hàng bằng nhiều cách. Điều này có thể tạo sự tương tác tốt nhất với khách hàng của bạn đồng thời, duy trì mối quan hệ tốt nhất với họ. Vì có được một khách hàng, bạn có cơ hội bán cho nhiều thậm chí nhiều khách hàng nữa!
Ví dụ các chương trình khuyến mãi, kích thích khách hàng như:
- Giảm giá theo %: Có thể nói, giảm giá theo % giá bán của sản phẩm là hình thức khuyến mại tăng doanh số phổ biến nhất mà bạn không thể bỏ qua. Đối với lĩnh vực kinh doanh mỹ phẩm, bạn có thể áp dụng mức giảm từ 5% cho các sản phẩm có giá trị cao và đang được khách hàng săn đón rầm rộ, 10% đối với các loại mỹ phẩm khác.
- Giảm giá theo giá trị mặc định: thay vì lựa chọn giảm giá theo %, bạn sẽ giảm trực tiếp một lượng nhất định trên giá của các loại mỹ phẩm handmade. Ví dụ như: Giảm 50.000vnđ cho tất cả các loại kem dưỡng.
- Miễn phí vận chuyển: Bạn có biết nhiều khi phí vận chuyện là lý do chính khiến chị em đắn đo trước khi mua hàng? Vì vậy tại sao không áp dụng miễn phí vận chuyển như một cách tuyệt vời để “dụ dỗ” phái đẹp mua mỹ phẩm?
- Quà tặng kèm miễn phí: Đặt mình vào vị trí khách hàng, bạn có muốn mua 1 được 2 không? Một món quà đơn giản như mẫu thử mỹ phẩm miễn phí đính kèm sẽ khiến khách hàng cảm thấy thích thú và thêm yêu quý cửa hàng kinh doanh mỹ phẩm handmade của bạn hơn.
Hoặc Thông qua các sự kiện, chương trình khuyến mãi vào từng thời điểm thích hợp là cách để thu hút khách hàng quan tâm đến cửa hàng của bạn nhiều hơn. Một số hình thức online mà cửa hàng trực tiếp có thể sử dụng hiện nay như: share và comment số bất kỳ, share để nhận được ưu đãi khi mua hàng…
4.8/ Đầu tư máy Pos cầm tay tự nhận đơn hàng và phần mềm quản lý bán hàng
Không chỉ riêng cửa hàng kinh doanh mỹ phẩm mà bất kỳ một doanh nghiệp nào khi bắt đầu kinh doanh thì cũng cần nên tìm cho mình một người bạn “trợ thủ” đắc lực để giúp cho việc kinh doanh trở nên dễ dàng hơn. Phần mềm quản lý cửa hàng mỹ phẩm PosApp đang là một trong những giải pháp được nhiều chủ cửa hàng mỹ phẩm tin dùng.
Hiểu được những khó khăn trong việc vận hành cửa hàng, PosApp đã phát triển phần mềm quản lý cửa hàng mỹ phẩm handmade của mình một cách toàn diện. Ngoài được trang bị giao diện, tiện lợi, dễ sử dụng, thao tác nhanh chóng thì phần mềm quản lý cửa hàng mỹ phẩm của PosApp còn có một số tính năng nổi có thể kể đến như:
- Hỗ trợ bán hàng bằng mã vạch
PosApp hỗ trợ in đơn hàng giúp khách hàng kiểm tra, đối chiếu, đổi trả sản phẩm. Ngoài ra, việc in bill giúp hệ thống thống kê doanh thu & hạn chế việc nhân viên gian lận.
- Hỗ trợ nhiều hình thức thanh toán
PosApp còn cung cấp đa dạng hình thức thanh toán như tiền mặt, thẻ ngân hàng, ví điện tử MOMO, ZaloPay,… Doanh thu sẽ được thống kê chi tiết qua từng loại ví thanh toán khác nhau.
- Hỗ trợ bán hàng trên di động
Bạn có thể dễ dàng di chuyển ở nhiều nơi để bán hàng cho khách trên điện thoại di động hoặc, máy Pos bán hàng cầm tay. Có thể thực hiện tính tiền, quét mã vạch, in bill dễ dàng qua thiết bị di động.
Cho dù cửa hàng của bạn lớn hay nhỏ, bán lẻ hay bán sỉ, kênh bán hàng là online hay offline, PosApp vẫn đáp ứng đầy đủ các tính năng.
- Quản lý kho hàng chặt chẽ
Thay vì hàng ngày bạn phải vào kho để kiểm tra, thống kê số lượng hàng hóa bán được. Giờ đây, chỉ cần sử dụng phần mềm quản lý bán hàng shop mỹ phẩm PosApp là bạn có thể nắm được số lượng mỹ phẩm trong kho.
PosApp sẽ hỗ trợ cảnh báo những mặt hàng sắp hết trong kho giúp bạn nhập thêm sản phẩm về để hạn chế tối đa tình trạng thiếu sản phẩm cung cấp cho khách hàng.
Kiểm soát những mặt hàng bán chạy, bán chậm để lên kế hoạch nhập hàng hoặc xả hàng kịp thời.
- Hỗ trợ lưu trữ data và chăm sóc khách hàng tự động
Lưu trữ các thông tin của khách hàng như họ tên, số điện thoại, email để phục vụ cho các chương trình hậu mãi về sau.
Tính năng SMS – Email marketing giúp bạn cài đặt tin nhắn tự động để nhắn tin chúc mừng khách hàng trong ngày sinh nhật, gửi tặng voucher giảm giá để tăng thiện cảm từ khách hàng và thúc đẩy họ quay trở lại mua hàng.
- Kiểm soát nhân viên chặt chẽ
Với cách quản lý truyền thống, khi có thất thoát, hao hụt hàng tồn kho hoặc hụt tiền thu trong ngày, bạn khó có thể truy xuất ngược dữ liệu để tìm xem nhân viên nào gây thất thoát trong cửa hàng. PosApp là công cụ quản lý mạnh mẽ hỗ trợ phân quyền truy cập của nhân viên, quản lý hoạt động bán hàng, nhập – xuất kho chặt chẽ. Giúp bạn đối soát, tìm ra ngay các sai sót hoặc gian lận của nhân viên và kịp thời xử lý.
- Xem báo cáo từ xa
Theo dõi tình hình hoạt động kinh doanh như doanh thu, kho hàng, hoạt động của nhân viên trên toàn hệ thống từ xa ngay trên điện thoại di động. Xem báo cáo chi tiết dưới dạng 30 biểu đồ giúp bạn dễ dàng so sánh tình hình kinh doanh của cửa hàng theo ngày/ tháng/ quý/ năm.
Thông tin liên hệ:
- Hotline: 1900.3016
- Fanpage: facebook.com/posapp.vn
- Zalo: zalo.me/4019608353718539751
- Website: https://posapp.vn/
Địa chỉ demo:
- Trụ sở chính: Tầng 5, tòa nhà HS Building, 260/11 Nguyễn Thái Bình, Q. Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh
- Chi nhánh: Tầng 4, 174 đường Láng, P. Thịnh Quang, Q. Đống Đa, Hà Nội
- Chi nhánh: 21 Trần Quốc Toản, Hải Châu, Đà Nẵng
Hi vọng với toàn bộ những kinh nghiệm kinh doanh mỹ phẩm handmade mà Chukinhdoanh chia sẻ sẽ giúp bạn có thêm “hành trang” trên chặng đường kinh doanh của mình. Chúc bạn kinh doanh thành công!
Bạn đang tìm kiếm phần mềm quản lý bán đồ handmade tốt nhất? Vui lòng để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ sớm nhất!
Hoặc gọi trực tiếp đến số Hotline: 1900.3016 để được hỗ trợ nhanh nhất!