Xã hội ngày càng phát triển, môi trường sống của người dân cũng dần thay đổi, vậy nên nhiều người dần chú trọng đến sức khỏe cũng như khẩu phần ăn hơn. Nắm bắt cơ hội này, nhiều nhà hàng chay dần xuất hiện và kinh doanh phát triển vượt bật. Vậy làm thế nào để mở nhà hàng chay? Cần học những kiến thức gì để mở nhà hàng chay? Trong bài viết dưới đây, Chukinhdoanh sẽ gợi ý cho bạn cách mở nhà hàng chay bình dân đơn giản, hiệu quả.
Vì sao nên kinh doanh nhà hàng chay?
“Vì sao nên kinh doanh nhà hàng chay?”, “Có nên mở nhà hàng chay không?” chắc hẳn đây sẽ là những câu hỏi, thắc mắc của rất nhiều người đã và đang có ý định kinh doanh mô hình này. Vậy để trả lời cho câu hỏi của bạn, Chukinhdoanh xin liệt kê một vài điểm nổi bật khi kinh doanh mô hình nhà hàng chay dưới đây.
- Thu hồi vốn nhanh, lợi nhuận cao
So với các món mặn, nguyên liệu để tạo nên các món chay rẻ tiền hơn trong khi mức giá lại tương đương. Do đó, lợi nhuận cũng cao hơn nhiều so với kinh doanh nhà hàng, quán ăn thông thường.
Bên cạnh đó, Việt Nam là một nước nhiệt đới, khí hậu ôn hoà, nên nguồn rau củ quả – nguyên liệu chính để tạo nên các món ăn chay không hề khan hiếm, bạn có thể dễ dàng tìm mua với mức giá phải chăng, thậm chí là rẻ hơn thịt, cá.
- Nhu cầu ăn lành mạnh, sống khỏe của người dân
Nhiều nhà nghiên cứu khoa học đã chỉ ra lợi ích của việc ăn chay đối với sức khoẻ như thế nào. Việc ăn nhiều rau xanh, tránh xa thịt cá giúp cơ thể phòng tránh được rất nhiều bệnh.
Từ đó có thể thấy, ngoài lượng khách hàng là những người ăn chay theo đạo, ăn chay vào các dịp lễ (Rằm tháng bảy, lễ Vu Lan báo hiếu…), các nhà hàng chay còn có thể tiếp cận với phân khúc khách hàng ăn chay vì sức khỏe.
Phân khúc khách hàng này phần lớn là các tầng lớp trung lưu đến thượng lưu, muốn nâng cao sức khỏe cho bản thân và gia đình hoặc có thể chọn nhà hàng chay để thay đổi không khí, khẩu vị cho các buổi tiếp đón khách.
Nhu cầu ăn chay vì sức khỏe đang ngày càng tăng cao, nên việc kinh doanh thực phẩm chay đang được dự đoán là đem lại nguồn lợi nhuận khủng.
- Mức độ cạnh tranh chưa cao
Lợi nhuận cao là có thật, nhưng thị trường kinh doanh nhà hàng chay hiện vẫn chưa có sự cạnh tranh khốc liệt như kinh doanh nhà hàng, quán ăn thông thường.
Tính đến thời điểm hiện tại, chưa có nhà hàng chay nào đứng đầu thị trường, do đó nắm được cơ hội để vươn lên dẫn đầu thị trường là hoàn toàn có thể nếu bạn có ý tưởng kinh doanh nhà hàng chay và biết lập kế hoạch mở nhà hàng chay đúng đắn.
Xem thêm: 100 mẫu thiết kế quán ăn, nhà hàng sân vườn, nhà hàng chay đẹp mắt, thu hút
Các mô hình kinh doanh nhà hàng chay
Ngoài các quán cơm, tiệm chay theo kiểu truyền thống, bạn có thể tham khảo một số xu hướng nhà hàng chay qua các mô hình kinh doanh quán chay sau đây:
- Kinh doanh buffet chay: Có thể mô hình kinh doanh buffet chay không hề mới mẻ nhưng đây là mô hình kinh doanh có thể thu lại lợi nhuận cao tuy nhiên chi phí đầu tư ban đầu không hề rẻ.
- Kinh doanh lẩu chay: Cơm chay đã quá quen thuộc và không có nhiều sự khác biệt so với các quán khác. Bạn thử áp dụng mô hình kinh doanh lẩu chay. Món lẩu được nhiều người yêu thích và cũng rất dễ ăn trong các dịp như hợp mặt bạn bè, gia đình, gặp gỡ đối tác. Vừa đầy đủ dinh dưỡng vừa thanh đạm và ngon miệng.
- Kinh doanh đồ chay cho Tây: Là món chay nhưng phục vụ theo phong cách Tây cũng là một mô hình độc đáo. Rất nhiều người nước ngoài yêu thích các món ăn chay như Ấn Độ, Philippin,… Bạn có thể thiết kế không gian trang trí, cách trình bày món ăn theo phong cách phương Tây.
- Kinh doanh nhà hàng chay đang là một xu hướng không chỉ những người theo đạo Phật hướng đến mà nhiều bạn trẻ hiện nay cũng dần chấp nhận phong cách ăn uống này, xem đây là sự thay đổi trong ăn uống hướng tới cuộc sống lành mạnh, thanh tịnh hơn.
Với những bí quyết mở nhà hàng chay dưới đây, hy vọng bạn có thể mở một nhà hàng chay thu hút khách hàng, tạo được dấu ấn riêng cho nhà hàng mình.
Bí quyết mở nhà hàng chay hiệu quả
Vậy muốn mở nhà hàng chay cần những gì? Hãy tiếp tục theo chân Chukinhdoanh điểm qua một vài bí quyết kinh doanh quán chay thành công.
1/ Trau dồi kiến thức về ẩm thực chay
Kinh doanh nhà hàng chay, muốn thành công bạn phải trang bị cho mình kiến thức về văn hóa ẩm thực chay, sở thích và nhu cầu của khách hàng, cách chế biến, xu hướng ăn chay trong và ngoài nước. Điều này sẽ giúp bạn hiểu được thị trường, định hướng được mình sẽ làm gì để thỏa mãn nhu cầu và thu hút khách hàng đến nhà hàng chay của mình nhiều hơn.
Một điều đặc biệt bạn cần chú ý khi muốn mở một quán đồ chay đó là nguyên liệu chủ yếu gồm rau, củ, các loại hạt hay ngũ cốc nên để khiến món ăn trở nên đặc biệt cần phải có sự sáng tạo và tinh tế trong việc kết hợp các nguyên liệu với nhau. Thành phẩm phải giữ nguyên màu sắc, hương vị của nguyên liệu và vị thanh đặc trưng của đồ chay.
Cái khó là chỉ với đồ đơn giản mà bạn vẫn chế biến được món ăn bắt mắt, kích thích vị giác mà không gây ngấy. Bên cạnh đó là việc cân đối dinh dưỡng cũng rất quan trọng, vì những người ăn chay trường vẫn cần đủ chất.
Để kinh doanh nhà hàng ăn chay thành công, bạn cũng nên tập tành ăn chay, học cách tự chế biến chúng và đưa đồ ăn chay vào lối sống của mình. Như vậy chính bạn mới có những trải nghiệm để truyền tải lại cho thực khách. Bạn cũng nên tham gia nhiều các hội nhóm về ăn chay hoặc đăng ký học các lớp liên quan.
2/ Tìm hiểu nhu cầu thị trường
Sau khi đã nắm chắc các kiến thức về ẩm thực chay, việc tiếp theo bạn cần làm đó là bạn cần phải tìm hiểu và xác định rõ nhu cầu và sở thích ăn chay hiện nay.
Nhu cầu có lớn không? Đối tượng chủ yếu là ai? Mục tiêu kinh doanh tiệm cơm chay muốn nhắm đến đối tượng nào? Món chay nào được yêu thích và phổ biến nhất? Thời điểm nào mọi người ăn chay nhiều?
Để trả lời những câu hỏi này, ngoài việc am hiểu bạn phải tìm kiếm địa điểm, mặt bằng để kinh doanh tiệm cơm chay, để từ đó giúp bạn định hình được những hướng đi cho mình.
Theo như khảo sát thì:
- Khoảng 40% người nhà hàng chay (Định nghĩa rõ là nhà hàng chứ không phải quán ăn) là người khá giả, đã nghỉ hưu hoặc từ 40 tuổi trở lên
- Khoảng 30% là dân tri thức, văn phòng sống xanh ăn chay lý do chính là để thuần tự nhiên chứ không phải theo đạo
- 30% còn lại ăn vì thích, vì thấy “khác biệt”, thông thường họ chỉ ăn 1 – 2 lần nếu món ăn của quán không có sự quá khác biệt
- Đa số những người ăn chay theo đạo Phật, tuy nhiên người Công Giáo cũng có lễ tro, ngày thứ 6 hàng tuần kiêng thịt. Nếu bạn làm quán chay theo phong cách Phật Giáo thì thật tuyệt vời nhưng điều này cũng có thể làm mất 1 lượng khách không nhỏ những người không theo đạo Phật
Xem thêm: 10 Lý do bạn cần có phần mềm quản lý cửa hàng kinh doanh
3/ Chuẩn bị chi phí mở nhà hàng chay
Khi bắt đầu xây dựng một dự án kinh doanh nào đó, thì chắc hẳn điều chúng ta quan tâm nhất, đó chính là số tiền vốn bỏ ra để bắt đầu xây dựng, vận hành.
Vậy mở nhà hàng chi cần bao nhiêu vốn? Chi phí mở nhà hàng chay bao gồm những chi phí nào? Hãy tham khảo bảng chi phí mở nhà hàng ăn chay dưới đây cho ý tưởng kinh doanh sắp tới của bạn.
v Định phí (Chi phí cố định)
Chi phí mở một nhà hàng ăn chay bao gồm:
- Chi phí thuê mặt bằng
Tùy theo địa điểm cũng như khu vực mà bạn định thuê thì sẽ có mức giá khác nhau. Ở những địa điểm đẹp hay thành phố lớn sẽ có mức giá dao động từ 10 – 30 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, ở những khu vực ngoại ô xa hơn thì mức giá sẽ rẻ hơn từ khoảng 3 – 5 triệu đồng/tháng.
Về chi phí thuê mặt bằng thì chủ quán sẽ cần phải xem lại chiến lược kinh doanh, cũng như mục tiêu khách hàng cần hướng đến, để có thể thuê được một mặt bằng ưng ý và hợp lý nhất.
- Các trang thiết bị và trang trí nhà hàng
Các trang thiết bị ở đây bao gồm: bàn ghế, quạt, đồ nhà bếp,bát đũa…đây là những thứ bắt buộc và yêu cầu phải có của một nhà hàng.
Chi phí chi đầu tư cho những trang thiết bị này còn phụ thuộc vào phong cách trang trí, cũng như vị trí, không gian nhà hàng của bạn.
Nếu nhà hàng của bạn nằm ở vùng nông thôn, dân cư thu nhập trung bình, không gian quán nhỏ hẹp sức chứa được 30 – 50 khách, thì chi phí trang trí và mua trang thiết bị cũng sẽ tốn ít chi phí rơi vào khoảng 40 – 50 triệu.
Còn nếu nhà hàng của bạn mở tại vùng trung tâm thành phố, dân cư thu nhập cao, không gian rộng chứa được 40 – 80 khách, thì bạn cần chú trọng hơn vào trang trí và nhiều trang thiết bị hơn, đồng nghĩa chi phí bỏ ra cao 60 – 80 triệu.
- Chi phí phần mềm quản lý nhà hàng
Để vận hành nhà hàng của bạn hiệu quả, tránh được việc thất thoát, cũng như hạch toán doanh thu cần có phần mềm quản lý. Thông thường tùy các phần mềm sẽ có chi phí dao động 3 – 7 triệu/năm (tùy nhà cung cấp và tùy gói phần mềm).
- Chi phí đăng ký kinh doanh
Bạn cần phải đăng ký kinh doanh khi bước vào hoạt động kinh doanh nhà hàng của bạn. Các giấy tờ để chuẩn bị cần có giấy đăng ký kinh doanh, bản photo công chứng giấy tờ tùy thân. Chi phí đăng ký sẽ khoảng 150.000 đồng. Sau đó sẽ phải đóng các loại thuế mất chi phí khoảng 1,5 triệu đồng.
v Biến phí (Chi phí thay đổi)
Đây là những loại chi phí có thể phát sinh và thay đổi trong quá trình bạn kinh doanh nhà hàng ăn chay. Cụ thể:
- Tiền điện nước: Thay đổi theo từng tháng tùy theo nhu cầu của cửa hàng.
- Chi phí mua thực phẩm
Các loại thực phẩm tùy theo mùa mà có sự biến động khác nhau và thậm chí biến động theo thời gian nữa. Thực phẩm chủ yếu dùng chế biến trong nhà hàng thức ăn chay là: rau, củ, quả, các loại nấm, đậu,… những thực phẩm này thì luôn tươi mới hằng ngày giá thành khá rẻ (so với thịt động vật).
Cách chế biến cũng hạn chế dầu mỡ, nhiều gia vị và thiên về độ tươi mát dễ ăn nên cũng đỡ một khoản chi phí gia vị nấu ăn.
Nhìn chung, chi phí dao động hàng tháng của nhà hàng của bạn, dành để mua nguyên liệu sẽ từ 8 – 20 triệu. Tuy nhiên đây chỉ là dự trù tính ra, chưa kể sự thay đổi giá cả của thị trường thì sẽ luôn biến động.
- Chi phí thuê nhân công
Đây được xem là chi phí không cố định vì chi phí thuê nhân công sẽ tùy theo nhu cầu của nhà hàng. Và mức độ phát triển như thế nào để thuê nhân viên cho hợp lý. Với nhà hàng có quy mô vừa nhỏ (quán cơm chay) sức chứa 30 – 50 khách, thì chỉ cần 1 đầu bếp chính, 2 phụ bếp, 1 thu ngân, 2 nhân viên phục vụ.
Tuy nhiên, với nhà hàng quy mô nhỏ luôn thường là do người nhà làm không thuê ngoài, hoặc chủ quán sẽ kiêm đầu bếp, thu ngân, bán hàng và chỉ cần thuê 1 – 3 nhân viên phụ bàn. Và chi phí chi trả công thấp chỉ tầm 3 – 5 triệu/ tháng/ người bao ăn, ở.
Còn với nhà hàng lớn hơn sức chứa 60 – 100 thực khách thì bắt buộc phải thuê ngoài 1-2 đầu bếp, 3 phụ bếp, 3-4 phục vụ bàn chi phí cũng sẽ cao hơn để trả công, thường lương sẽ 5 – 7 triệu. Tuy nhiên chi phí này sẽ không cố định vì sẽ dựa vào tình hình kinh doanh của nhà hàng chay.
- Chi phí chạy quảng cáo, marketing cho cửa hàng
Một nhà hàng muốn đông khách, cần có chiến dịch chạy quảng cáo để thu hút khách đến nhà hàng. Tuy nhiên chi phí này chỉ cần chi một thời gian ngắn nhất định, thường sẽ là lúc khai trương, lễ, tết.
Chi phí này sẽ từ 1,5 triệu – 5 triệu hoặc một số chuỗi nhà hàng ăn chay dành ngân sách lên tới trăm triệu/tháng để thực hiện những TVC quảng cáo, làm việc với KOL hoặc review blogger.
Trên đây là những loại chi phí cơ bản để mở một nhà hàng ăn chay. Nhìn chung chủ quán sẽ phải chuẩn bị từ khoảng 300 triệu trở lên, để đảm bảo sự vận hành của nhà hàng, ít nhất trong khoảng thời gian là 3 tháng.
Ngoài ra, bạn nên có thêm một khoản chi phí dự trù cho những phát sinh khi nhà hàng hoạt động. Và số tiền sẽ tăng lên tùy theo nhu cầu, cũng như quy mô mà nhà hàng ăn chay bạn muốn xây dựng.
4/ Lựa chọn vị trí mở quán
Trong quá trình kinh doanh nhà hàng ăn chay, thì việc lựa chọn vị trí thích hợp là một điều vô cùng quan trọng. Vì điều này sẽ quyết định đến lượng khách hàng, cũng như doanh thu hàng ngày, hàng tháng cho nhà hàng của bạn.
Nếu những nhà hàng đồ ăn mặn thường chú tâm nhiều đến việc thuê mặt bằng ở những địa điểm náo nhiệt, vui tươi, thì những nhà hàng ăn chay nên tập trung ở những khu vực an tĩnh. Vì thực khách khi dùng đồ chay sẽ muốn tâm tình thanh tĩnh, quên muộn phiền thông qua những đồ chay thanh mát khiến cơ thể thanh lọc.
Tuy nhiên, nếu chọn vị trí mở quán quá xa xôi, hẻo lánh sẽ khiến nhà hàng bạn ít được biết đến hơn. Cách tốt nhất chỉ cần chọn những địa điểm không quá gần những chốn ăn chơi, và chọn những địa điểm không gian thoáng đãng.
Xem thêm: Lắp đặt máy POS bán hàng cafe, trà sữa, nhà hàng, quán ăn
5/ Xây dựng thực đơn đa dạng, thiết kế menu đẹp mắt
Về việc xây dựng, thiết kế một menu đồ ăn chay thì nên là đồ ăn chay “Thuần Việt”. Menu của nhà hàng càng đơn giản, dân dã càng tốt. Menu chỉ cần thể hiện rõ được các món ăn cũng như mức giá đi kèm. Không cần quá sang trọng cầu kỳ, mà chỉ cần đơn giản, tinh tế. Họa tiết hoa sen sẽ là một gợi ý khá hay khi đưa vào menu.
Tên món ăn thường sẽ đi kèm chữ chay, hoặc tên nguyên liệu chay làm nên món. Để thực khách khi gọi món, sau khi ăn không hiểu lầm đó là món mặn.
Ví dụ: Chả giò chay, Nem cua bể chay, Giò nấm chay…
6/ Decor, thiết kế không gian quán thanh tịnh
Chưa bàn đến chất lượng món ăn, dịch vụ chăm sóc khách hàng thì không gian trang trí là điểm đầu tiên thu hút khách hàng. Khi bắt đầu lên ý tưởng để xây dựng nhà hàng, Chukinhdoanh khuyên bạn nên có ý tưởng trước cho việc decor và thiết kế quán chay của nhà hàng mình.
Có thể xây dựng theo phong cách xưa cũ, xây dựng với concept bàn ghế toàn gỗ, tre,… Về cơ bản thì càng đơn giản sẽ càng để lại ấn tượng trong lòng thực khách. Hơn thế nữa, bạn nên hướng nhà hàng của mình về với thiên nhiên. Nên đặt nhiều cây cối hoặc tiểu cảnh, non nước.
Một số nhà hàng ăn chay trang trí với các biểu tượng Phật giáo như hoa sen, tượng phật… mang đến cảm giác bình yên.
Xem thêm: Top 10 dòng máy POS tính tiền giá rẻ nhất thị trường (2023)
7/ Tìm kiếm nguồn cung nguyên liệu sạch
Hiện nay, do việc kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các nguyên liệu, thực phẩm vẫn còn một số hạn chế, đồng thời nhiều cơ sở sản xuất vì mong muốn thực phẩm giòn, dai hay có màu tự nhiên nên đã sử dụng các chất phụ gia không an toàn. Vì vậy, những người ăn chay nên nhớ rõ một số lưu ý khi lựa chọn đồ chay.
- Chọn thương hiệu uy tín
Thông thường, sử dụng thực phẩm tươi giúp kiểm soát được chất lượng. Tuy nhiên, cũng có một số món ăn thì thực phẩm khô sẽ tiện dụng, dễ chế biến hơn. Do vậy, tùy theo món ăn mà chọn lựa thực phẩm, nhưng một điều quan trọng là thực phẩm đó phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Đối với thực phẩm chay chế biến sẵn để ăn liền (chao, tương…): Nên chọn lựa nơi cung cấp có uy tín, thương hiệu lâu năm, có giấy chứng nhận đạt vệ sinh an toàn thực phẩm để mua.
Khi mua thì nên chọn thức ăn có mùi thơm, món ăn (có rau, củ…) nhìn tươi, sạch và có hạn sử dụng, được bảo quản trong tủ đúng quy cách, nơi trưng bày sạch sẽ.
Đối với nguyên liệu tươi hoặc khô, gia vị mua về chế biến: Cần xem xét nhãn mác, nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm, có tem nhập khẩu của cơ quan có thẩm quyền, có ghi chú thời hạn sử dụng, thành phần và cách chế biến. Nên quan sát kỹ màu sắc để tránh mua nhầm thực phẩm bị lên mốc. Khi mua cũng nên chú ý đến cách bảo quản, có được đóng gói cẩn thận không.
- Cẩn trọng với chất phụ gia
Do nguyên liệu chế biến thực phẩm chay không được phong phú như thực phẩm bình thường nên việc sử dụng các phụ gia để ướp, chế biến, bảo quản… là điều chắc chắn.
Đối với những cơ sở chế biến, sản xuất có uy tín, tuân thủ các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm thì những loại phụ gia mà các cơ sở này sử dụng có thể đều nằm trong danh sách các phụ gia được phép dùng trong thực phẩm của Bộ Y tế. Do giá thành các loại phụ gia này thường cao dẫn đến giá thành của thực phẩm cao.
Một số cơ sở vì chạy theo lợi nhuận, họ sẽ sử dụng các loại phụ gia không được phép dùng trong chế biến thực phẩm, nhưng giá thành thấp để chế biến thực phẩm. Hoặc nhập khẩu những sản phẩm không nhãn mác, không thời hạn sử dụng để bán.
Những thực phẩm này sẽ gây nhiều tác hại cho sức khỏe. Một số phụ gia không được phép dùng trong thực phẩm, khi vào cơ thể có thể gây tổn thương các cơ quan, thay đổi chức năng hoạt động của cơ thể, một số chất có thể gây biến đổi tế bào và đưa đến ung thư.
Vì vậy, chủ quán không nên ham rẻ mà mua những thực phẩm không rõ nguồn gốc, bán tràn lan.
8/ Nhân viên nhanh nhẹn, thân thiện với khách
Dù là quán chay hay quán ăn thông thường, nhân viên luôn là bộ mặt của cả cửa hàng, để lại ấn tượng cho khách hàng.
Nhân viên của một nhà hàng chay, đặc biệt là các nhà hàng chay cao cấp sang trọng nên có thái độ nhã nhặn và chừng mực, giữ im lặng và thân thiện đối với khách hàng.
Xem thêm: 100+ Dụng cụ nhà bếp quán ăn, nhà hàng cần phải có
9/ Sở hữu website bán hàng riêng
Ngày nay, khi xu hướng tìm kiếm các quán chay hay đồ chay ngon trên mạng ngày càng tăng cao. Vì thế, để thu hút khách hàng tìm đến quán chay của bạn thì việc sở hữu một website quán chay với hình ăn món ăn đẹp, bắt mắt, đầy đủ thông tin sẽ giúp cho việc kinh doanh của bạn hoạt động hiệu quả hơn rất nhiều.
10/ Ứng dụng phần mềm quản lý bán hàng
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều nhà cung cấp phần mềm quản lý quán chay uy tín, trong đó phần mềm quản lý nhà hàng chay PosApp được cung cấp bởi công ty PosApp sẽ đáp ứng đầy đủ những nhu cầu quản lý của các chủ nhà hàng chay hiện nay với các tính năng nổi trội như:
· Bán hàng đơn giản – nhanh chóng
- Hỗ trợ order – bán hàng ngay trên điện thoại, máy tính bảng, máy bàn, máy POS.
- Đơn hàng order được đồng bộ liên tục giữa các bộ phận: Thu ngân, phục vụ, người quản lý,… giúp tinh gọn thời gian phục vụ lên đến 50%
- Hỗ trợ bán hàng trên nhiều thiết bị như: Điện thoại, máy tính bảng, máy tính để bàn, máy POS cầm tay.
· Hỗ trợ đa phương thức thanh toán
- Thanh toán bằng cách quét mã QR của các ví điện tử phổ biến như (Momo, VNPAY)
- Hỗ trợ thanh toán bằng ATM nội địa, Visa/Mastercard,…
- Xem báo cáo doanh thu theo nguồn tiền của khách đưa dễ dàng
· Quản lý từ xa chặt chẽ
- Hỗ trợ xem hơn 30 loại báo cáo, biểu đồ phân tích tình hình kinh doanh ngay trên điện thoại như: Báo cáo đơn hàng, doanh thu, lãi lỗ, chi phí, kho hàng, doanh thu theo nhân viên, ca làm việc..
- Báo cáo được đồng bộ đến điện thoại người quản lý theo thời gian thực. Giúp bạn nắm bắt chính xác tình hình kinh doanh ngay cả khi không có mặt ở quán ăn, nhà hàng.
Xem thêm: Cách quản lý nhà hàng, quán ăn từ xa không lo thất thoát
· Quản lý kho – định lượng nguyên vật liệu
- Quản lý số lượng nhập-xuất kho của nhân viên chặt chẽ, theo dõi kiểm tra số lượng nguyên liệu trong kho dễ dàng và nhanh chóng
- Ngoài ra, phần mềm còn hỗ trợ định lượng nguyên vật liệu chế biến theo công thức của đầu bếp nhà hàng. Khi bán hàng, kho sẽ tự trừ nguyên liệu của món tương ứng được bán ra. Đến cuối ngày bạn có thể so sánh, đối chiếu chỉ số tồn kho ở phần mềm và thực tế, kịp thời xử lý trường hợp chênh lệch quá lớn.
· Quản lý nhân viên
- Phần mềm tính tiền quán ăn nhà hàng PosApp hỗ trợ quản lý thông tin nhân viên, ca làm việc.
- Hỗ trợ thiết lập phân quyền cho từng nhân viên như thu ngân, phục vụ, order, bếp, quản lý,… Hạn chế một số quyền nhất định như không được hủy món, xem doanh thu, báo cáo,…
- Báo cáo chi tiết số lượng đơn hàng, doanh thu và các hoạt động bán hàng của từng nhân viên.
· Nhiều hình thức order – bán hàng
Nhân viên nhận order ngay tại bàn bằng điện thoại Android/iOS, máy Self-order Kiosk,… dữ liệu sẽ được đồng bộ đến thiết bị bếp, thu ngân. Tiết kiệm thời gian di chuyển và phục vụ của nhà hàng, quán ăn.
· Quản lý tập khách hàng, khuyến mãi
Phần mềm quản lý nhà hàng, quán ăn PosApp hỗ trợ quản lý thông tin khách hàng. Thực hiện các chương trình khuyến mãi trên món ăn, theo khung giờ hoặc trên từng đối tượng khách hàng. Giúp bạn thu hút và giữ chân được nhiều khách hàng cho nhà hàng, quán ăn.
· Quản lý chuỗi cửa hàng, quán ăn
Hỗ trợ chủ quán ăn, nhà hàng quản lý toàn bộ thông tin của nhiều chi nhánh trên 1 màn hình quản lý duy nhất. Một số chức năng quản lý chuỗi của PosApp bao gồm:
- Hỗ trợ xem doanh thu, báo cáo bán hàng chi tiết của từng chi nhánh theo thời gian thực
- Xem chi tiết danh sách các khoản thu – chi của từng chi nhánh
- Hỗ trợ quản lý kho tổng, chuyển hàng trong kho giữa các chi nhánh
Xem thêm: 299+ Tên quán cơm chay, nhà hàng chay, quán chay hay, ý nghĩa
11/ Marketing, truyền thông, quảng cáo cho quán
Ngày nay, khi bắt đầu kinh doanh bất kì ngành nghề nào bạn nên kết hợp với truyền thông, marketing. Bởi đây là công cụ sẽ giúp bạn quảng bá được tên tuổi quán của mình đến với khách hàng.
Ngoài ra, việc lựa chọn phương thức truyền thông, marketing cũng rất quan trọng. Nó được coi như bí quyết giúp các chủ nhà quán ăn đạt được hiệu quả cao nhất trên số tiền đầu tư.
Một vài công cụ truyền thông hiệu quả, chi phí thấp mà bạn có thể áp dụng như:
- Báo chí, poster, danh thiếp, hội thảo, bảng điện, bán hàng trực tiếp.
- Hội chợ thương mại, sự kiện từ thiện, mạng trực tuyến.
- Biển quảng cáo, điện thoại trực tiếp, tờ rơi, thư điện tử, tạp chí điện tử.
- Tự tạo Fanpage và chạy quảng cáo trên Facebook, tiếp cận khách hàng xung quanh khu vực.
- Kết hợp với app dịch vụ giao đồ ăn như Grab, NOW, Ahamove, beamin, …
Trên đây là toàn bộ những chia sẻ về cách mở nhà hàng chay bình dân dành cho người mới khởi nghiệp. Chukinhdoanh hi vọng với những thông tin trên sẽ giúp bạn có thêm ý tưởng kinh doanh nhà hàng chay cho riêng mình. Chúc bạn kinh doanh thành công!
Bạn đang tìm kiếm phần mềm quản lý nhà hàng, quán ăn tốt nhất? Vui lòng để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ sớm nhất!
Hoặc gọi trực tiếp đến số Hotline: 1900.3016 để được hỗ trợ nhanh nhất!