1900-3016
Liên hệ qua Zalo
Địa chỉ
Liên hệ qua Facebook
Hotline
Zalo
Địa chỉ
Facebook
Dụng cụ nhà bếp quán ăn, nhà hàng

100+ Dụng cụ nhà bếp quán ăn, nhà hàng cần phải có

Một trong những công việc cần làm khi muốn đầu tư mở quán ăn, nhà hàng là bạn cần phải lựa chọn các loại dụng cụ nhà bếp. Việc lựa chọn các loại dụng cụ dùng trong bếp nhà hàng kỹ càng sẽ giúp không gian bếp trở nên chuyên nghiệp hơn.

Vậy trong bếp nhà hàng, quán ăn cần sắm sửa các dụng cụ, thiết bị gì? Tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây, Chukinhdoanh sẽ tổng hợp cho bạn hơm 100 dụng cụ nhà bếp quán ăn cần phải có trong nhà hàng.

Vai trò của các dụng cụ bếp nhà hàng quán ăn

Bếp nhà hàng, quán ăn

Dụng cụ nhà bếp quán ăn, nhà hàng bao gồm dụng cụ nấu ăn, thiết bị chế biến thực phẩm, đồ dùng sơ chế, thiết bị vệ sinh, thiết bị làm lạnh… 

Các loại dụng cụ này đóng vai trò vô cùng quan trọng, phục vụ cho quá trình chế biến món ăn. Tất cả các nhà hàng sẽ không thể nấu ra các món ăn ngon, hấp dẫn đáp ứng  thực khách nếu thiếu những loại dụng cụ bếp này. 

Đầu tư một khu bếp tiện nghi, sạch sẽ trang bị đầy đủ các dụng cụ đạt tiêu chuẩn sẽ giúp nhà hàng ghi điểm trong lòng khách hàng, cho khách hàng thấy được sự chuyên nghiệp của quán. 

Vậy nên, bạn cần phải hết sức lưu ý, lựa chọn những sản phẩm, thiết bị có chất lượng tốt nhằm giúp rút ngắn thời gian chế biến món ăn và đảm bảo an toàn sức khỏe cho khách hàng. Sau đây Chukinhdoanh sẽ gợi ý danh sách công cụ dụng cụ nhà hàng bạn nên tham khảo. 

Xem thêm: Kinh nghiệm mở quán bia hơi Hà Nội, bia tươi – 7 điều lưu ý

Các thiết bị gia dụng

Nhằm giúp cho các hoạt động chế biến món ăn được vận hành một cách trơn tru, bạn nên chú ý lựa chọn, đầu tư các dụng cụ chế biến, thiết bị gia dụng chất lượng. Sau đây là danh sách các thiết bị trong bếp nhà hàng cần chuẩn bị. 

Thiết bị gia dụng

1/ Bếp ga

Bếp ga là một trong những thiết bị gia dụng cần thiết nhất giúp nấu chín thức ăn nhanh chóng và đảm bảo hiệu suất làm việc của nhà bếp. Các loại bếp ga công nghiệp mà nhà hàng, quán ăn sử dụng thường có công suất lớn hơn so với bếp ga gia đình. Giá của bếp ga công nghiệp có giá từ 5 triệu đến 20 triệu.

2/ Nồi cơm điện, tủ hấp cơm

Nồi cơm điện công nghiệp là công cụ phổ biến mà hầu hết quán ăn nhà hàng nào cũng trang bị. Nồi cơm giúp việc nấu cơm trở nên dễ dàng hơn, trên thị tường có vô vàn thương hiệu nồi cơm điện với nhiều loại dung tích khác nhau, có giá từ 1 triệu đến 5 triệu.  

Đối với các quán ăn, nhà hàng có quy mô lớn thì bạn có thể cân nhắc lựa chọn tủ cơm công nghiệp. Tủ cơm công nghiệp có công suất lớn giúp nấu được nhiều cơm hơn, tiết kiệm thời gian, tăng hiệu suất công việc. Tủ cơm công nghiệp sẽ có giá khoảng 6 triệu đến 10 triệu.

3/ Lò nướng

Lò nướng được sử dụng trong nhà hàng để nướng, quay thực phẩm như sườn nướng, gà nướng… bạn nên cân nhắc lựa chọn chiếc lò nướng phù hợp với mô hình kinh doanh của quán. Những chiếc lò nướng công nghiệp có dung tích từ 25L sẽ giúp tiết kiệm thời gian khi nướng thức ăn cho quán hơn. 

Hiện nay lò nướng bằng gas và lò nướng bằng điện là 2 mẫu lò nướng công nghiệp được nhiều nhà hàng, quán ăn lựa chọn sử dụng nhiều nhất. Tùy vào quy mô kinh doanh mà bạn có thể nghiên cứu lựa chọn loại lò nướng phù hợp. 

Xem thêm: Bật mí kinh nghiệm mở quán cafe ăn sáng NHÂN ĐÔI lợi nhuận

4/ Lò nướng bánh mì

Lò nướng bánh mì

Nếu quán ăn, nhà hàng của bạn có kinh doanh mô hình điểm tâm ăn sáng thì lò nướng bánh mì là một trong những thiết bị máy móc không thể bỏ qua. Tùy thuộc vào quy mô kinh doanh mà bạn sẽ lựa chọn lò nướng có dung tích phù hợp. Giá của lò nướng bánh mì dao động từ vài triệu đến vài chục triệu.

5/ Lò vi sóng

Lò vi sóng hay lò hâm thức ăn là một trong những thiết bị tiện lợi giúp rã đông thực phẩm, hâm nóng thức ăn một cách nhanh chóng. Bạn cần quan tâm những yếu tố như công suất của lò, bảng điều khiển và dung tích khi muốn lựa chọn mua lò vi sóng cho nhà hàng của mình.

6/ Nồi chiên / bếp chiên

Nồi chiên/ Bếp chiên là dụng cụ được sử dụng để chế biến các món chiên / rán như cánh gà, đùi gà chiên, cá chiên, tôm chiên… 

Trên thị trường hiện nay có vô vàng các loại nồi chiên / bếp chiên với đa dạng mẫu mã, giá thành như bếp chiên nửa phẳng nửa nhám, chiên nhúng dạng ống, bếp chiên phẳng, bếp chiên phẳng…

7/ Ấm đun siêu tốc

Ấm đun siêu tốc là dụng cụ giúp đun nước sôi nhanh hơn, tiết kiệm thời gian trong khâu nấu nướng. Khi chọn ấm đun siêu tốc bạn nên chú ý lựa chọn ấm có chất liệu cao cấp chịu được nhiệt độ cao, an toàn không tạo ra mùi hay chất nhựa trong quá trình sử dụng. Giá ấm đun siêu tốc dao động từ 300 đến 1,500 triệu tùy thương hiệu.

Xem thêm: Bí kíp kinh doanh quán cơm gà xối mỡ lợi nhuận cao

8/ Máy cắt thực phẩm

Máy cắt thực phẩm

Vì nhà hàng, quán ăn thường trữ đông thực phẩm để bảo quản được lâu hơn nên không thể dùng lực và dao thông thường để cắt thành khối mà phải sử dụng công cụ hỗ trợ là máy cắt thực phẩm. Có máy cắt thực phẩm thì việc xử lý thịt, cá, xương đông lạnh không phải là vấn đề. 

9/ Máy trộn bột

Máy trộn bột hay máy nhào bột là thiết bị giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức so với trộn bột bằng tay như truyền thống. Đây là một trong những dụng cụ được nhiều nhà hàng, quán ăn trang bị. Máy trộn bột trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại đến từ nhiều thương hiệu, công suất… giá cả từ 9 triệu đến 20 triệu.

Máy pos cầm tay - gif

10/ Máy đánh trứng cầm tay

Máy đánh trứng cầm tay giúp nhân viên nhà hàng thao tác đánh bông trứng nhanh chóng, tiện lợi hơn so với máy đánh trứng để bàn. Có rất nhiều thương hiệu máy đánh trứng trên thị tường như Phillip, Bluestone, Bear… giá cả cũng đa dạng dao động từ 500 đến 2 triệu/ máy.

11/ Cân thực phẩm

Các món ăn trong menu quán ăn nhà hàng thường được chế biến theo đúng công thức, định lượng vậy nên bạn cần chuẩn bị 1 chiếc cân thực phẩm để giúp cân đo, đong đếm nguyên vật liệu chuẩn xác. Cân thực phẩm có rất nhiều kích thước và giá thành từ 400.000đ đến khoảng 2 triệu.

Xem thêm: Quầy bar trong nhà hàng thường sử dụng hệ thống đèn chiếu sáng màu gì?

Các thiết bị làm lạnh, thiết bị bảo quản

Kinh doanh quán ăn, nhà hàng bạn sẽ thường phải dự trữ một số lượng lớn đồ ăn tươi sống để phục vụ cho việc chế biến món ăn phục vụ thực khách. Dưới đây là danh sách các thiết bị nhà bếp làm lạnh, bảo quản, bạn có thể tham khảo:

thiết bị làm lạnh, thiết bị bảo quản

12/ Tủ lạnh

Tủ lạnh đóng vai trò làm mát giúp bảo quản thực phẩm trong thời gian ngắn (thường là những thực phẩm sử dụng trong ngày) và các loại rau củ quả. Tùy vào quy mô kinh doanh của bạn mà sẽ lựa chọn loại tủ lạnh có dung tích, sức chứa, giá cả phù hợp. Bạn nên lưu ý lựa chọn tủ lạnh tỏa nhiệt đều để giúp bảo quản thực phẩm tốt nhất.

13/ Tủ đông

Cũng tương tự như tủ lạnh, tủ đông cũng đóng vai trò giúp bảo quản thực phẩm nhưng tủ đông sẽ bảo quản thực phẩm lâu hơn (tầm từ 7 đến 10 ngày). Tủ đông có nhiều kích cỡ và kiểu dáng khác nhau. Giá cả của các loại tủ đông dao động từ 3,5 triệu đến 5 triệu tùy vào kích thước và thương hiệu.

14/ Máy làm đá

Với những nhà hàng, quán ăn có quy mô kinh doanh lớn thì thay vì phải mua đá lạnh bên ngoài bạn nên đầu tư 1 chiếc máy làm đá cho quán để có thể chủ động hơn trong việc phục vụ khách hàng. Giá máy làm đá dao động từ 3,5 triệu đến 15 triệu tùy vào chức năng của máy. 

Tuy nhiên một chiếc máy làm đá chỉ có thể sản xuất ra 1 kích thước đá nhất định, các loại cỡ đá phổ biến được sử dụng nhiều là: 

  • Đá Cà Phê : 18mm, 23mm, 27mm, 30mm
  • Đá Đa năng: 34mm, 38mm
  • Đá Bia: 44mm và 48mm

Xem thêm: Từ A-Z kinh nghiệm kinh doanh đồ uống healthy thành công

Dụng cụ sơ chế đồ ăn

Những dụng cụ sơ chế món ăn cũng rất cần thiết trong các gian bếp tại các nhà hàng quán ăn. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những dụng cụ sơ chế cần chuẩn bị trong phần dưới đây.

Dụng cụ sơ chế đồ ăn

15/ Tạp dề

Tạp dề là dụng cụ mặc phía ngoài nhằm che phủ trang phục của người đầu bếp để bảo vệ quần áo và da khỏi những vết bẩn có thể xảy ra quá trình nấu nướng. Giá tạp dề trên thị trường chỉ từ 50.000.

16/ Bộ dao đầu bếp 

Bộ dao đầu bếp là một trong những dụng cụ sơ chế quan trọng. Bộ dao đầu bếp cần đáp ứng yêu cầu cơ bản như dao bén, độ dài vừa phải, không gỉ sét giúp quá trình sử dụng. Giá cả của dao đầu bếp khá đa dạng từ 400 đến 15 triệu/ bộ. Những loại dao chuyên dụng là:

  • Dao đầu bếp chuyên nghiệp
  • Dao làm cá
  • Dao cắt thịt đông lạnh 
  • Dao chặt xương
  • Dao tỉa rau củ quả
  • Dao cắt bánh mì

17/ Kéo

Kéo là loại vật dụng không thể thiếu tại căn bếp của các nhà hàng, quán ăn. Kéo có công dụng cắt xương gà, cắt cá, kẹp càng cua, khui nắp chai,… nhanh chóng, tiện lợi hơn dao. 

18/ Dụng cụ mài dao, mài kéo

Các loại dụng cụ mài dao thường được sử dụng phổ biến là đá mài dao, máy mài dao, cây mài dao… Sau một thời gian sử dụng lưỡi dao, kéo sẽ bị lục, làm cho quá trình thái, gọt không hiệu quả. Vậy nên bạn cũng cần trang bị dụng cụ mài dao kéo.

Xem thêm: 10 Kinh nghiệm kinh doanh quán trà đạo thành công

19/ Bộ lọ đựng gia vị

Bộ lọ đựng gia vị

Hiện nay trên thị trường có hàng loạt các sản phẩm tiện ích nhà bếp trong đó phải kể đến bộ lọ đựng gia vị, trang bị bộ dụng cụ này giúp cho không gian bếp gọn gàng hơn. Lọ đựng gia vị được làm bằng nhựa, inox hoặc thủy tinh là phổ biến nhất. 

20/ Dụng cụ xay tiêu

Dụng cụ xay tiêu giúp việc xay tiêu nhuyễn mịn và nhanh chóng hơn. Các loại máy xay tiêu phổ biến hiện nay là dụng cụ xay tiêu truyền thống, dụng cụ xay tiêu cầm tay dụng cụ xay tiêu bằng điện. 

21/ Dụng cụ bào vỏ

Dụng cụ bào vỏ cũng là dụng cụ được sử dụng phổ biến tại các khu bếp của nhà hàng, quán ăn, có công dụng bào vỏ rau củ giúp rút ngắn thời gian chế biến món ăn và ăn toàn hơn sử dụng dao. 

22/ Dụng cụ bào sợi rau củ quả

Bộ dụng cụ bào sợi rau củ quả đa năng bạn có thể thái, bào sợi rau quả, pho mai, thịt và nhiều nguyên liệu khác thành những lát mỏng hay sợi dài chỉ với vài thao tác đơn giản. 

23/ Dụng cụ mở hộp

Nhà hàng quán ăn thường xuyên sử dụng các nguyên liệu đóng hộp vậy nên trang bị dụng cụ mở hộp là rất cần thiết. Sử dụng đồ mở hộp chuyên dụng sẽ giúp hộp thức ăn được mở dễ dàng mà hiệu quả hạn chế bị đứt tay.

Xem thêm: Mô hình cà phê ngủ – Ý tưởng kinh doanh cafe thú vị, độc lạ

24/ Dụng cụ mở rượu

Dụng cụ mở rượu

Sử dụng dụng cụ mở rượu sẽ mở nút chai rượu dễ dàng hơn. Có rất nhiều loại dụng cụ khui rượu trên thị trường, mỗi loại có những ưu và nhược điểm riêng vì vậy bạn có thể nghiên cứu để lựa chọn loại dụng cụ phù hợp nhất.

25/ Thớt 

Thớt mà các nhà hàng, quán ăn thường sử dụng là thớt gỗ vì cứng cáp và có độ bền cao. Tuy nhiên sau khi sử dụng cần rửa sạch và phơi khô, để ở nơi khô ráo tránh để thớt bị ẩm mốc. 

Bạn nên trang bị nhiều thớt để sử dụng cho những mục đích riêng như thớt sơ chế thực phẩm sống (thịt, cá…), thớt sơ chế rau củ quả, thớt cắt trái cây để đảm bảo vệ sinh. 

26/ Búa đập thịt

Búa đập thịt được sử dụng để đập dập giúp cho miếng thịt mềm dễ thấm gia vị hơn, búa đập thịt là loại dụng cụ tiện lợi, hỗ trợ cho việc nấu nướng. Bạn nên chọn những loại búa được làm bằng inox, không gỉ, bền và đảm bảo an toàn không nhiễm hóa chất có hại cho sức khỏe. 

27/ Cối – chày

Cối – chày là dụng cụ cần được trong khu bếp dùng để giã, nghiền nát thực phẩm (tiêu, tỏi, ớt…). Những chất liệu thường được sử dụng làm cối – chày là đá hoặc gỗ cứng hoặc bằng sứ, sành… 

28/ Cán lăn bột

Cán lăn bột là loại dụng cụ được sử dụng nhiều trong việc làm các loại bánh, giúp cán mỏng bột làm bánh. Cán lăn bột dễ sử dụng vì có tay cầm tiện lợi, bền và được làm với nhiều chất liệu và kích thước khác nhau như: Với giá cả tùy thuộc vào chất liệu.

Xem thêm: Menu quán Bar có gì? Tên các loại đồ uống ấn tượng trong Bar

29/ Con lăn làm bánh

Con lăn làm bánh

Nếu như dụng cụ cán bột dùng để cán mỏng bột làm bánh thì con lăn làm bánh được sử dụng để tạo hình cho bánh một cách nhanh chóng hơn thay vì làm thủ công bằng tay, giúp tiết kiệm thời gian. 

30/ Đồ mở nắp chai

Đồ mở nắp chai có công dụng giúp mở nắp chai, lọ, đồ hộp nhanh chóng, tiện lợi không cần tốn nhiều sức, đồ mở nắp chai có rất nhiều kích thước khác nhau giúp sử dụng thuận tiện. Giá cả hợp lý chỉ từ 50.000 đến 60.000đ. 

31/ Cốc đong chất lỏng

Cốc đong chất lỏng được sử dụng trong việc cân đo các loại chất lỏng như nước, sửa, dầu ăn… khi nấu ăn. Trên cốc có chia rõ vạch theo đúng định lượng giúp đầu bếp đong đúng lượng nguyên liệu cần dùng. 

32/ Bộ cốc dùng để đo thể tích

Bộ cốc dùng để đo thể tích chuyên dụng trong nấu ăn được dùng để đong nguyên liệu, có 3 loại cốc đong:

  • Cốc đo chuyên dụng: gồm 1 bộ từ 3 – 6 cốc tương ứng với các tỉ lệ 1/8 cốc, 2/3 cốc, 3/4 cốc, 1/3 cốc, 1/2 cốc và 1 cốc
  • Cốc có thể điều chỉnh: Loại cốc này được cấu tạo bao gồm thanh trượt có thể điều chỉnh tương ứng với lượng nguyên liệu cần đo
  • Cốc dạng xi lanh: Cốc có dạng hình trụ và hiển thị các thông số đo lường khác nhau trên thân cốc. Khi cần đong nguyên liệu bạn chỉ cần chỉnh ống đến vị trí thích hợp, sau đó đổ đầy nguyên liệu vào

Xem thêm: Top 100 mẫu bàn ghế gỗ bán trà sữa, trà chanh đẹp, đơn giản

33/ Bộ muỗng đo lường

Bộ muỗng đo lường

Bộ muỗng đo lường được sử dụng để đong các loại nguyên liệu khô hoặc lỏng với định lượng nhỏ. Có 3 loại muỗng đo lường:

  • – Muỗng chuyên dụng: 1 bộ muỗng chuyên dụng thường gồm 4 – 7 size (1/8 tsp, 1/4 tsp, 1/2 tsp, 3/4 tsp, 1 tsp, 1/2 Tbsp (tablespoon), 1 Tbsp)
  • – Muỗng có thể điều chỉnh: Loại muỗng này có cấu tạo bao gồm thanh trượt cùng “nút chặn” tương ứng với lượng nguyên liệu cần đong.
  • – Muỗng ăn: Ngoài 2 loại muỗng trên, muỗng ăn hằng ngày cũng có thể dùng để đong nguyên liệu, tuy nhiên loại muỗng này chỉ mang tính tương đối, không thể chính xác bằng muỗng chuyên dụng.

34/ Rổ rá các loại

Dụng cụ rổ được dùng để đựng rau củ quả, thịt cá sau khi rửa, làm ráo nước trong khâu sơ chế thực phẩm. Ngoài ra rổ nhựa cũng được dùng để đựng các loại trái cây trang trí, giúp nhìn bắt mắt hơn. Giá thành của các loại rổ nhựa chỉ từ 20.000đ – 30.000đ/ cái.

35/ Thau các loại

Thau được dùng để rửa các loại rau củ quả, thịt cá… trong khâu sơ chế thực phẩm, giúp các loại thực phẩm được làm sạch đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

36/ Thùng đựng gạo

Thùng đựng gạo có chức năng giúp bảo quản các loại gạo tốt hơn, hạn chế sự xâm nhập của các loại côn trùng gây ảnh hưởng đến chất lượng của hạt gạo.

37/ Thùng đựng thực phẩm

Khác với thùng đựng gạo thông thường, thùng đựng thực phẩm được thiết kế phân chia các ngăn riêng giúp bảo quản thực phẩm tốt hơn như các loại hạt, ngũ cốc, đậu các loại…

Xem thêm: Mở quán trà sữa có cần giấy phép kinh doanh? Các loại giấy tờ thủ tục khác

38/ Khăn bếp 

Khăn bếp

Đối với không gian bếp của nhà hàng quán ăn cần trang bị nhiều loại khăn lau bếp dùng trong nhiều mục đích khác nhau (khăn lau chén bát đĩa, khăn lau tay, khăn lau bếp…). Bạn nên lựa chọn các loại khăn lau có khả năng thấm nước tốt giúp để mang lại hiệu quả tốt nhất.

39/ Găng tay bếp

Găng tay bếp được may đến 3,4 lớp dày dặn giúp bảo vệ bạn không bị bỏng khi nhấc nồi, khay từ lò nướng hoặc cầm vào những đồ dùng bị nóng như ấm nước sôi…

40/ Găng tay dai làm bánh, nấu ăn

Sử dụng găng tay khi thực hiện nấu nướng, chế biến thực phẩm giúp cho quy trình nấu nướng trở nên chuyên nghiệp hơn, giúp tay không tiếp xúc trực tiếp với thức ăn sẽ đảm bảo vệ sinh. Ngoài ra sử dụng găng tay còn giúp bảo vệ tay khi phải chế biến các loại thực phẩm như ớt, môn… 

41/ Đế lót nồi

Đế lót nồi được sử dụng để đặt nồi, tô, chén… giúp hạn chế tình trạng xê dịch trong lúc chế biến món ăn như trộn gia vị, đánh trứng… 

Xem thêm: 20 tiêu chí lựa chọn mặt bằng quán cafe đông khách giá rẻ

Các dụng cụ nấu ăn

Gian bếp của các quán ăn, nhà hàng sẽ cần chuẩn bị rất nhiều các dụng cụ nấu nướng với nhiều kích thước khác nhau. Sau đây là những dụng cụ nấu ăn mà bạn cần chuẩn bị.

dụng cụ nấu ăn

42/ Nồi nấu nhiều kích thước

Mỗi nhà hàng, quán ăn sẽ phải trang bị nhiều các loại nồi như như nồi kho, nồi đun, nồi nấu mì, nồi nước sốt,… Tùy thuộc vào mô hình kinh doanh của bạn mà sẽ cân nhắc chuẩn bị đầy đủ các loại nồi để phục vụ tốt cho các món ăn.

43/ Nồi ủ

Nổi ủ được dùng để ủ các loại thức ăn đã được nấu chín, là phương pháp này dùng chính sức nóng của món ăn đã được nấu, giữ nóng trong thời gian dài. Ủ kín để kéo dài độ nóng, thức ăn sẽ tiếp tục chín nhưng nước không bị đục, các nguyên liệu sẽ mềm, chất ngọt nhưng không bị bấy nát.

44/ Nồi áp suất

Sử dụng nồi áp suất trong nấu nướng giúp chế biến được nhiều món ăn đa dạng như hầm xương, nấu cháo… nhưng tiết kiệm thời gian, tiết kiệm điện năng và giữ nhiệt tốt hơn các loại nồi thông thường.

Xem thêm: Cách quản lý quán ăn, nhà hàng từ xa không lo thất thoát

45/ Nồi hấp

Nồi hấp

Nồi hấp giúp làm chín hay hâm nóng các loại thực phẩm nhưng hạn chế các món ăn nhiều dầu mỡ như chiên, xào… giúp cơ thể hạn chế hấp thu Cholesterol xấu có nguy cơ gây bệnh. Thực đơn của quán ăn sẽ trở nên phong phú và đa dạng hơn cho thực khách lựa chọn.

46/ Chảo rán các loại

Chảo rán được các nhà hàng, quán ăn sử dụng để xào nấu thức ăn số với lượng lớn. Các loại chảo được làm từ inox chuyên dụng thường được lựa chọn vì chúng tỏa nhiệt nhanh, đều quá trình nấu chín thực phẩm nhanh hơn. 

47/ Vỉ gác chảo rán

Vỉ gác chảo là đồ dùng rất cần thiết cho mỗi khu bếp của nhà hàng, giúp giảm thiểu lượng dầu mỡ khi chiên thức ăn. Vỉ gác chảo rán với thiết kế đơn giản nhưng tiện dụng, giúp đặt thức ăn đã chiên rán lên trên gác cho món ăn luôn thơm ngon, nóng giòn, hạn chế tối đa tích dầu mỡ.

48/ Vỉ nướng

Sử dụng vỉ nướng điện trong khu bếp sẽ giúp hạn chế tình trạng ám mùi thức ăn vào quần áo, hạn chế các loại khói độc hại có thể sản sinh ra trong quá trình nướng chín thực phẩm. 

49/ Xửng hấp

Xửng hấp là dụng cụ làm chín thức ăn bằng hơi nước. Xửng hấp làm nóng chậm từ bên ngoài, do đó nhiệt độ không tăng đột ngột giúp cho thực phẩm sẽ được làm nóng đồng đều.

Xem thêm: Top 5 máy bán hàng cầm tay nhỏ gọn, quẹt thẻ siêu tiện lợi

50/ Bộ khay nướng

Bộ khay nướng

Khay nướng thường được làm từ loại thép không gỉ và được tráng men, giúp chống dính thức ăn, thường đặt trên vỉ nướng để hứng các chất dầu mỡ hoặc nước từ thực phẩm trên vỉ nhỏ xuống lò, hoặc vỉ nướng dùng để nướng bánh, nướng khoai….

51/ Vá các loại

Vá là vật dụng thường xuất hiện trong nhiều gian bếp. Cấu tạo vá là vá có cán dài, lòng sâu, đầu múc trũng tròn, dùng để nấu canh, nêm nếm, múc thức ăn. Vá thường được làm bằng những chất liệu như inox 430, nhôm, nhựa chịu nhiệt, gỗ hoặc silicon.

52/ Sạn

Sạn được cấu tạo phẳng, dẹt, có các góc được gập đứng. Sạn được thường dùng để chế biến những món chiên xào, múc thức ăn từ chảo dễ dàng. Các loại sạn thường được thiết kế móc treo tiện lợi, dễ dàng cất giữ, giúp bếp gọn gàng

53/ Dụng cụ vét bột

Dụng cụ vét bột thường được dùng trong khi làm bánh, vét sạch các thực phẩm mà không dính, không lãng phí nguyên liệu. Vét bột chính là một trợ thủ đắc lực trong căn bếp của bạn trong việc làm bánh và chế biến thức ăn.

54/ Chổi cọ quét thực phẩm

Chổi quét thực phẩm sử dụng để quét dầu, bơ, mật ong… lên bánh, thực phẩm…. Đặc biệt đầu cọ quét thực phẩm làm bằng silicon có thể quét trực tiếp lên mặt chảo nóng.

Xem thêm: Kinh nghiệm mở quán cafe bar – mô hình kinh doanh bạc triệu

55/ Dụng cụ cắt bánh pizza

Dụng cụ cắt bánh pizza

Dụng cụ cắt bánh pizza hỗ trợ việc cắt bánh nhanh, chuẩn, đẹp mắt. Đây là chiếc dao riêng biệt dành cho việc cắt pizza với những đường cắt nhanh và đẹp, không làm nát, vỡ nhân bánh giúp cho chiếc bánh pizza thật ngon mắt.

56/ Kẹp gắp thực phẩm

Kẹp gắp thực phẩm có thiết kế tay cầm dài giúp gắp đồ nướng dễ dàng, đầu kẹp có khả năng chống dính, gắp thức ăn chắc chắn, không bị rơi rớt. Dễ dàng vệ sinh và chùi rửa.

57/ Rổ/ rây lọc

Rổ/ rây lọc rất hữu dụng trong nhà bếp, rổ rây lọc có rất nhiều công dụng như đựng ráo rau củ quả khi rửa xong, lọc nước sôi và mì, làm món khoai tây nghiền, làm xửng hấp mini, ngăn đồ ăn tràn ra ngoài…

58/ Dụng cụ đánh trứng bằng tay

Dụng cụ đánh trứng bằng tay là loại dụng cụ khá phổ biến, được sử dụng để đánh tan trứng với số lượng ít, ngoài ra còn có thể dùng để trộn bột khi làm bánh. chất liệu phổ biến làm cây đánh trứng cầm tay là inox và silicon. 

Xem thêm: 10 Kinh nghiệm mở quán bán bánh cuốn nóng “một vốn bốn lời”

59/ Khuôn cupcake/ muffin

Khuôn cupcake/ muffin

Khuôn làm bánh cupcake là loại dụng cụ dễ dàng tìm mua tại các cửa hàng bán đồ làm bánh, là 1 trong các dụng cụ cơ bản của dòng khuôn bánh. 

60/ Nhiệt kế đo nhiệt độ thực phẩm

Công cụ đo nhiệt kế đo nhiệt độ thực phẩm dùng để đo nhiệt độ chất lỏng nước sôi, dầu mỡ (chiên, rán…). Nhiệt kế đo nhiệt độ kỹ thuật số với đầu thép không gỉ được ứng dụng rộng rãi trong thực tế. Phạm vi đo nhiệt độ: -50°C ~ 300°C và -58°F ~ 572°F.

61/ Túi vải lọc thực phẩm

Túi lọc thực phẩm thường được ứng dụng để lọc các chất lỏng như lọc sữa, lọc bã đậu, lọc nước mắm, lọc mật ong, lọc nước ép, lọc bia…

62/ Dụng cụ vắt chanh, vắt nước cam

Dụng cụ vắt cam, chanh có cấu tạo vô cùng đơn giản, thường được làm từ các chất liệu nhựa hoặc inox, công dụng để lọc nước cam, chanh dùng trong nấu ăn. Hiện nay ngoài dụng cụ vắt cam bằng tay trên thị trường còn có cây ép cam, máy vắt cam… giúp vắt nhanh và vắt sạch nước cam hơn so đồ vắt cam truyền thống. 

Xem thêm: Kinh nghiệm kinh doanh mô hình quán cafe cho bé siêu lợi (Kids Cafe)

Dụng cụ lưu trữ thực phẩm

Để giúp các loại thực phẩm được bảo quản lâu hơn, tốt hơn bạn cần trang bị những dụng cụ để giúp lưu trữ thực phẩm. Sau đây là những loại dụng cụ giúp lưu trữ thực phẩm các gian bếp cần có.

Dụng cụ lưu trữ thực phẩm

63/ Hộp bảo quản thực phẩm các kích cỡ

Hộp bảo quản thực phẩm là đồ dùng nhà bếp rất cần thiết. Sử dụng hộp đựng các loại thực phẩm giúp giữ vệ sinh, hạn chế các loại bụi, côn trùng, nấm mốc tiếp xúc với thực phẩm. Sử dụng hộp đựng thực phẩm cho vào tủ lạnh giúp tiết kiệm không gian, tránh sự nhiễm khuẩn chéo trong môi trường tủ lạnh.

Hộp đựng thực phẩm có rất nhiều kiểu dáng, kích thước như hình chữ nhật, vuông, tròn… Tùy mục đích sử dụng mà bạn sẽ lựa chọn mua cho phù hợp. 

64/ Hộp đựng thủy tinh 

Các loại hộp đựng thực phẩm đều được làm bằng nhựa an toàn nhưng khi muốn cho vào lò vi sóng bạn cần lựa chọn hộp làm bằng thủy tinh. Thủy tinh là chất liệu an toàn nhất cho sức khỏe, bền, chịu nhiệt tốt. Tuy nhiên giá thành sẽ có phần cao hơn hộp nhựa. 

65/ Túi zip đựng thức ăn

Túi zip được sử dụng nhiều trong căn bếp của các nhà hàng, quán ăn bởi tính tiện dụng của nó. Túi được thiết kế có khóa zip ở miệng túi dễ dàng trong việc đóng mở. Chất liệu của túi zip cũng tốt hơn so với túi nilon bình thường, khi đựng thực phẩm trong túi zip giúp bảo quản thực phẩm tốt hơn. Túi zip có giá 40.000 đến 60.000/ gói 10 túi nghìn tùy kích cỡ.

Xem thêm: Top 3 dòng máy POS tính tiền hiển thị giá trên màn hình

66/ Màng bọc thực phẩm

màng bọc thực phẩm

Màng bọc thực phẩm được sử dụng để bọc thực phẩm, trái cây, rau củ quả giúp bảo quản độ tươi của thực phẩm, trái cây, giữ chất dinh dưỡng. 

Màng bọc thực phẩm có thể sử dụng linh hoạt phù hợp với kích cỡ của thực phẩm hoặc dụng cụ cần bảo quản, tiết kiệm không gian trong tủ lạnh và không bị ám mùi gây ảnh hưởng đến những loại thực phẩm khác.

67/ Giấy bạc

Giấy bạc được sử dụng để bọc các nguyên liệu khi nấu nướng, giúp giữ ẩm, giữ nguyên hương vị món ăn, không bị bay hơi, giúp món ăn được chín đều, không bị cháu. Giấy bạc có giá cả khá rẻ 20.000 đến 30.000/ cuộn nhỏ.

68/ Giấy nến chống dính

Giấy nến được sử dụng phổ biến trong các khu bếp chuyên làm bánh, lót giấy nến dưới đáy khuôn hoặc xung quanh khuôn bánh giúp bánh sau khi nướng xong dễ dàng lấy ra ngoài, không bị dính vào khuôn.

69/ Bút lông ghi đánh dấu

Bút lông được sử dụng để ghi lại ngày tháng giúp đầu bếp ghi nhớ được ngày làm món ăn đó hoặc sử dụng bút lông để ghi tên các loại gia vị được chiết vào lọ tránh nhầm lẫn.

70/ Băng keo

Băng keo cần được trang bị trong gian bếp để dán các thùng carton đựng thực phẩm khô hoặc dán tạm thời tại những vết rò rỉ nước trên bề mặt mặt dụng cụ nhà bếp. 

Xem thêm: 10 kinh nghiệm kinh doanh quán cafe nhỏ ở nông thôn vốn ít lời nhiều

Dụng cụ phục vụ bữa ăn

Trong quán ăn, nhà hàng thường sẽ phải trang bị rất nhiều dụng cụ để phục vụ cho bữa ăn. Sau đây Chukinhdoanh sẽ giới thiệu những dụng cụ cần chuẩn bị để phục vụ cho bữa ăn.

Dụng cụ phục vụ bữa ăn

71/ Đĩa đựng thức ăn các kích cỡ

Nhà hàng nên lựa chọn đĩa đựng thức ăn đồng bộ với các loại chén đĩa khác về màu sắc, chất lượng, chủng loại. Đĩa nên có nhiều kích cỡ phục vụ cho những món ăn khác nhau như đĩa đựng cá chiên, đĩa đựng salad… 

72/ Đĩa đựng pasta

Đĩa đựng Pasta phải là loại đĩa có lòng sâu hơn so với các loại địa bình thường. Đĩa được làm bằng chất liệu sứ cao cấp có kích thước khoảng 10 inch, màu sắc cũng nên đồng bộ với các loại bát đĩa khác.

73/ Chén, tô các loại

Chén, tô là vật dụng dùng để đựng cơm, soup hoặc các loại chén nhỏ hơn đựng nước chấm. Nên chọn các loại tô, chén được làm từ sứ, chất liệu sứ có ưu điểm an toàn cho sức khỏe tuy nhiên cần bảo quản cẩn thận tránh sứt mẻ. 

74/ Bát ngũ cốc

Ngoài các loại chén bát đựng cơm, soup thì một vài nhà hàng buffet còn cần chuẩn bị bát ăn ngũ cốc riêng biệt với bát ăn 

75/ Muỗng – nĩa các loại

Muỗng, nĩa là bộ dụng cụ cần thiết giúp khách hàng múc thức ăn dạng rời và dạng lỏng dễ dàng hơn. Ngoài ra muỗng nĩa còn được dùng để khuấy trộn thực phẩm. Bạn có thể tham khảo các thương hiệu muỗng nổi tiếng như muỗng Tân Bách Phát, muỗng Konbini, muỗng Rainy, muỗng Hofaco,… 

76/ Đũa

Khác với muỗng, nĩa được sử dụng để múc các món ăn dạng lỏng thì đũa sẽ được sử dụng để gắp các loại thức ăn dạng sợi như bún, miến, hủ tiếu, phở… Đũa được làm từ nhiều loại chất liệu khác nhau như inox, tre, nhựa… 

Xem thêm: Từ A-Z các bước kinh doanh nhà hàng sân vườn không lo lỗ vốn

phần mềm quản lý nhà hàng - Gif

Dụng cụ vệ sinh nhà bếp

Kinh doanh ngành thực phẩm thì việc vệ sinh sạch sẽ là yếu tố quan trọng hàng đầu. Vì vậy việc trang bị dụng cụ vệ sinh nhà bếp là điều hết sức cần thiết. 

Dụng cụ vệ sinh nhà bếp

77/ Nước rửa chén

Nước rửa chén là loại dụng cụ vệ sinh nhà bếp được sử dụng nhiều nhất giúp làm sạch các loại dụng cụ nấu nướng. Có rất nhiều thương hiệu sản xuất nước rửa chén trên thị trường. Bạn nên lựa chọn những sản phẩm có chất lượng tốt giúp bảo vệ sức khỏe của khách hàng.

78/ Cọ rửa chén

Cùng với nước rửa chén, cọ rửa chén cũng là vật dụng cần thiết. Cọ rửa chén trên thị trường có rất nhiều loại như cước rửa chén, bông rửa chén, lưới rửa chén… Tùy vào nhu cầu sử dụng mà lựa chọn cho phù hợp. Giá của cọ rửa chén trên thị trường không quá đắt tầm 10-20 nghìn/ miếng.

79/ Cọ chà bồn rửa

Đừng cho rằng bồn rửa chén được xả nước mỗi ngày nên không cần sử dụng cọ chà bồn rửa chén. Bồn rửa là nơi tiếp xúc với dầu mỡ, thức ăn thừa mỗi ngày nên dù nhìn bên ngoài thì có vẻ sạch nhưng thực chất vi khuẩn gây hại cho sức khỏe đang ẩn nấp bên dưới bồn rửa. Vì vậy đầu tư cọ chà bồn rửa là việc rất cần thiết. 

80/ Hóa chất tẩy rửa 

Kinh doanh trong lĩnh vực nhà hàng quán ăn chắc chắn sẽ cần sử dụng một lượng các loại hóa chất tẩy rửa như nước lau sàn, nước giặt…  Lựa chọn mua các loại chất tẩy rửa công nghiệp với số lượng lớn sẽ tiết kiệm được khá chi phí cho bạn. Nhưng cũng đừng quên lựa chọn những sản phẩm chất lượng không gây hại cho sức khỏe. 

Xem thêm: 10 kinh nghiệm quản lý nhân viên quán nhậu cho người mới bắt đầu

81/ Nước rửa tay

Nước rửa tay

Để giúp đảm bảo vệ sinh khi thực hiện món ăn dù có sử dụng găng tay nấu ăn thì tất cả mọi đầu bếp đều phải rửa sạch tay trước khi bắt đầu chế biến. Loại nước rửa tay được sử dụng phổ biến nhất là nước rửa tay Lifebuoy có giá khoảng 30.000đ/ chai 180g.

82/ Thùng rác

Bạn cần chuẩn bị thùng rác lớn vì khối lượng rác thải của nhà hàng, quán ăn rất lớn, sắp xếp vị trí hợp lý để không bị ảnh hưởng vệ sinh an toàn thực phẩm. Bạn nên lưu ý chuẩn bị thùng rác phân loại rác (rác tái chế, rác thải sinh hoạt, thức ăn thừa…) nhằm giúp bảo vệ môi trường.

83/ Túi lọc rác bồn rửa chén

Túi lọc rác bồn rửa chén là phương pháp giải quyết tình trạng tắc nghẽn ống thoát nước giúp giữ lại các thức ăn thừa. Chất liệu thường được dùng để làm túi lọc rác là vải lưới, có thiết kế gọn nhẹ, co giãn thích hợp với nhiều loại ống thoát nước, túi lọc rác có giá khá rẻ bộ 100 túi có giá khoảng 30.000đ.

84/ Túi đựng rác

Trên thị trường có rất nhiều loại túi đựng rác được làm từ nhiều chất loại khác nhau. Vậy nên bạn cần phải nghiên cứu kỹ để lựa chọn chất liệu nhằm đảm bảo sức khỏe và thân thiện với môi trường. Những loại túi rác phổ biến là túi rác đen, túi nilon màu, túi rác tự phân hủy…

85/ Chổi quét

Chổi giúp dọn dẹp sạch những thức ăn rơi trên sàn và bụi bẩn trước khi lau sàn. Việc dọn dẹp không gian quán sạch sẽ giúp ghi điểm cực mạnh với khách hàng. Các loại chổi trên thị trường giá cả khá hợp lý từ 20.000 đến 50.000đ.

Xem thêm: 25 ý tưởng kinh doanh quán cafe kết hợp độc đáo, hút khách

86/ Cây lau sàn bếp

Cây lau sàn bếp

Lau dọn sàn nhà vào mỗi cuối ngày sẽ giúp làm sạch mọi vết bụi bẩn tích tụ cả ngày. Sau khi sử dụng cây lau sàn nên được vệ sinh sạch và phơi khô tránh bị ẩm mốc, gây mùi khó chịu. Giá của cây lau sàn chỉ từ 300.000 đến 400.000.

87/ Khăn lau bếp

Khăn lau bếp là dụng cụ phổ biến, bắt buộc phải có trong khu bếp nhà hàng, quán ăn để lau chùi và vệ sinh các thiết bị, đồ đạc, dụng cụ trong nhà bếp,… Bạn nên lựa chọn khăn lau có khả năng thấm hút tốt,  có thể lau sạch vết bẩn mà không làm trầy xước bề mặt của vật dụng. Giá khăn lau bếp chỉ vài chục nghìn một cái.

88/ Máy hút bụi

Máy hút bụi cũng có công dụng như chổi là giúp làm sạch bụi bẩn nhưng máy hút bụi sẽ giúp hút sạch những hạt bụi li ti và nhanh chóng hơn so với sử dụng chổi thông thường. Giá của các loại máy hút bụi trên thị trường dao động từ vài trăm nghìn đến vài triệu. 

89/ Máy hút khói, hút mùi

Khu vực bếp chắc chắn sẽ có rất nhiều mùi của các món ăn lẫn lộn vào nhau, nếu không có 2 loại máy này thì cả nhà hàng sẽ bị ám mùi thức ăn khó chịu.  vậy nên việc đầu tư máy hút khói, hút mùi là điều cần thiết 

Xem thêm: Các bước đơn giản để lau bát đĩa trong nhà hàng đúng tiêu chuẩn

Lưu ý khi mua sắm các vật dụng trong bếp

vật dụng trong bếp

Khi mua sắm các vật dụng trong bếp bạn nên chú ý những điều sau:

  • Xem xét không gian bếp, mua số lượng đồ dùng cần thiết, không mua dư để tránh lãng phí và gây chật không gian bếp
  • Ưu tiên mua các loại dụng cụ chất lượng, giá cả hợp lý, tiện dụng và dễ vệ sinh
  • Ưu tiên mua dụng cụ có chất liệu inox để đảm bảo an toàn 
  • Lựa chọn nhà cung cấp uy tín, chất lượng 

Cách chăm sóc và bảo dưỡng thiết bị, dụng cụ bếp

Tất cả các loại dụng cụ nhà bếp chuyên nghiệp dù lớn hay nhỏ cũng đều phải được bảo quản cẩn thận để có thể kéo dài tuổi thọ tối đa của sản phẩm, giảm thiểu khấu hao.

  • Kéo hoặc một số đồ dùng kim loại khác thì chủ nhà hàng, quán ăn nên lựa chọn chất liệu là thép không gỉ, để hạn chế bị ăn mòn và dễ chăm sóc. 
  • Dao đầu bếp, thớt thì sau khi sử dụng nên vệ sinh sạch sẽ, để ở nơi khô ráo giúp hạn chế bị gỉ sét, ẩm mốc.
  • Các loại dụng cụ đồ điện gia dụng thì nên thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng để tránh bị hư hỏng nặng.

Một số địa chỉ mua trang thiết bị bếp uy tín

Sau đây là một vài địa chỉ bán trang thiết bị uy tín bạn có thể tham khảo:

Công Ty TNHH Thiết Bị Nam Tiến chuyên cung cấp, nhập khẩu chính hãng các loại bàn đông bàn mát tủ đông tủ mát, lò hấp nướng, bếp công nghiệp… chuyên dụng cho nhà hàng, khách sạn, quán ăn.

Thông tin liên hệ:

  • Hotline :  0931.565.642
  • Email : info@thietbikhachsannamtien.com 
  • Website : thietbikhachsannamtien.com
đơn vị cung cấp thiết bị bếp

Toàn Phát là nhà thầu lớn với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất, nhập khẩu, thi công các thiết bị bếp nhà hàng, bếp công nghiệp cho nhà hàng, quán ăn. 

đơn vị cung cấp thiết bị bếp

Thông tin liên hệ: 

  • Website: https://toanphatcorp.vn/
  • Hotline: 08 9838 9838
  • Địa chỉ: 210 Nguyễn Đình Chiểu, Phường 6, Quận 3, HCM

Cơ khí Viễn Đông là một trong những đơn vị uy tín chuyên cung cấp các trang thiết bị cho nhà hàng, quán ăn như nồi nấu công nghiệp, tủ hấp, tủ đông, máy rửa bát, bếp công nghiệp…

Thông tin liên hệ:

  • Website: https://mayviendong.vn/
  • Hotline: 0962 740 456 
  • Địa chỉ: Số C32 Ngõ 409 Tam Trinh, Q. Hoàng Mai, Hà Nội
đơn vị cung cấp thiết bị bếp

Trên đây là danh sách những loại dụng cụ nhà bếp nhà hàng, quán ăn cần có. Hy vọng thông tin trong bài viết Chukinhdoanh cung cấp là hữu ích với bạn. Chukinhdoanh chúc bạn kinh doanh thật thành công!

Bạn đang tìm kiếm phần mềm quản lý nhà hàng, quán ăn tốt nhất? Vui lòng để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ sớm nhất!

liên hệ với chúng tôi

Hoặc gọi trực tiếp đến số Hotline: 1900.3016 để được hỗ trợ nhanh nhất!