Bánh cuốn nóng là món ăn truyền thống bình dị nhưng đầy lôi cuốn, vừa thơm ngon, vừa chắc bụng. Mở quán bánh cuốn kinh doanh đang là hình thức hấp dẫn “một vốn bốn lời” và có lượng khách ngày càng đông đảo.
Bạn đang có ý định mở quán bán bánh cuốn online. Nhưng lại băn khoăn không biết nên bắt đầu từ đâu? Mở quán kinh doanh sao cho hiệu quả? Không cần lo lắng, bài viết sau Chukinhdoanh sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết nhất để mở quán bánh cuốn “hút khách” nhất.
1/ Bán bánh cuốn có lãi không?
Ngày nay, khi đi trên đường phố, bạn rất dễ dàng bắt gặp những quán bánh cuốn nóng, lớn có, nhỏ có. Vậy đã bao giờ bạn tự đặt câu hỏi “Bán bánh cuốn có lãi không?”, “Tại sao lại nhiều người kinh doanh bánh cuốn thế?” chưa. Vậy bán bánh ướt có lời không? Câu trả lời cho vấn đề này cũng chính là gợi ý về tiềm năng kinh doanh của các quán bánh cuốn. Nếu bạn đang muốn kinh doanh bánh cuốn nhỏ hãy đọc kỹ nội dung sau.
Nếu ước tính tổng quát, một cơ sở bán bánh cuốn trung bình tiêu thụ khoảng 70 suất mỗi ngày. Với giá bán 1 đĩa là 30.000 đồng, thì sau 1 tháng, tổng cộng doanh thu sẽ đạt 60 triệu đồng. Trừ đi các chi phí vận hành, mua nguyên liệu, … mức lợi nhuận thu về có thể dao động từ 20 – 30 triệu đồng. Đây là con số vô cùng hấp dẫn với những ai đang mong muốn kinh doanh làm giàu.
Xem thêm: Top 3 dòng máy POS tính tiền hiển thị giá trên màn hình
2/ Mở quán bánh cuốn cần những gì?
Với mức doanh thu và lợi nhuận thu hút như trên, khi quyết định mở quán, bạn cũng cần chuẩn bị vô cũng kỹ lưỡng. Vậy trước khi bán bánh ướt cần những gì, bạn có thể tham khảo 1 số nội dung sau:
2.1/ Nguyên cứu thị trường kinh doanh
Đây là bước rất quan trọng mở đầu cho công việc kinh doanh bánh ướt của bạn. Cần nghiên cứu thật kỹ thị trường, tìm hiểu về những quán bánh cuốn nổi tiếng, khảo sát giá bán, điểm nổi bật của đối thủ cạnh tranh, … Đồng thời, bạn cũng nên xác định khu dân cư, mức sống, đặc điểm khẩu vị để hiểu rõ về tập khách hàng mục tiêu. Từ đó xây dựng bảng thực đơn phù hợp, cũng như các yếu tố đặc biệt của quán và lập một bản kế hoạch kinh doanh chi tiết nhất.
2.2/ Mở quán bánh cuốn cần bao nhiêu vốn?
Trong quá trình kinh doanh nói chung và mở quán bán bánh ướt vỉa hè nói riêng, ngoại trừ cách làm bánh ướt để bán thì bất kì ai cũng cần tính toán chi phí ban đầu thực sự phải cẩn thận và chi tiết.
Dưới đây là những khoản chi phí mở quán bánh cuốn mà bạn có thể tham khảo qua:
Chi phí thuê mặt bằng:
Mặt bằng còn phụ thuộc vào quy mô kinh doanh mà bạn lựa chọn và điều kiện tài chính hiện có. Bao gồm mặt bằng ở vị trí khu phố mặt tiền lớn hoặc trong ngõ nhỏ, diện tích lớn hoặc nhỏ, vỉa hè hay quá ăn.
Thông thường chi phí sẽ thường dao động khoảng 30 triệu đến 80 triệu/năm, tương đương với 2-3 triệu/tháng. Tất nhiên đây là những khu vực bình dân, không phải nơi gần trung tâm đắt tiền.
Chi phí nội thất, trang trí quán
Trang trí quán bánh cuốn không cần quá cầu kỳ, chỉ cần ngăn nội thất cần thiết của quán sẽ bao gồm bàn ghế, biển hiệu trang trí, đồ bếp, bát đũa,… Chi phí thông thường khoảng 20 triệu đến 30 triệu đồng. Còn nếu bạn chỉ muốn kinh doanh đơn giản bằng xe đẩy di động hay mở quán bánh cuốn vỉa hè thì chi phí này sẽ ít hơn nhiều.
Chi phí mua dụng cụ, thiết bị bếp
Để có thể bán bánh ướt vỉa hè, bánh cuốn nóng, dụng cụ không thể thiếu chính là máy làm bánh cuốn nóng và cách giữ nóng bánh cuốn được lâu hơn. Tuy nhiên, tùy theo số vốn của mình mà bạn có thể lựa chọn mua dụng cụ thủ công hay hiện đại.
Dĩ nhiên, sử dụng máy hiện đại sẽ nâng cao được năng suất và chất lượng bánh cuốn hơn rất nhiều. Bạn có thể xem xét và cân nhắc để lựa chọn, giá trung bình cho một sản phẩm bếp thủ công sẽ rơi vào tầm khoảng 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
Chi phí thuê nhân viên
Với quy mô quán nhỏ, bình thường thì ít nhất bạn cũng sẽ cần 1 người bưng bê nếu bạn là người đứng bếp chính. Nếu bạn không tự đứng bếp thì dĩ nhiên sẽ phải cần thuê một đầu bếp để đảm nhiệm điều này. Chính vì vậy chi phí sẽ rơi vào khoảng 8.000.000 đến 15.000.000 đồng.
Chi phí mua nguyên liệu
Bao gồm bột bánh cuốn, thịt heo, mộc nhĩ, nấm hương, dầu ăn, muối, đường,… Chi phí này có thể nhiều hoặc ít hơn tùy thuộc vào lượng khách hàng tới ủng hộ quán.
Chi phí phát sinh khác
Có rất nhiều loại chi phí phát sinh trong quá trình bạn kinh doanh bao gồm: phí điện, nước, hư hỏng máy móc, thiết bị,.. dao động trong khoảng 1.000.000 đồng/tháng.
Xem thêm: Từ A-Z các bước kinh doanh nhà hàng sân vườn không lo lỗ vốn
2.3/ Học công thức làm bánh cuốn nóng ngon (chia sẻ một vài công thức ngon)
Bánh cuốn nóng dù là món ăn bình dân, phổ biến nhưng tại mỗi vùng miền, địa danh lại có cách làm khác nhau. Từ đó mang đến hương vị đặc sắc riêng.
Trong bài viết hôm nay, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu 5 cách làm bánh cuốn để kinh doanh vừa thơm ngon vừa thu hút khách nườm nượp.
Cách làm bánh cuốn nóng Hà Nội
Nhắc đến bánh cuốn Hà Nội có lẽ nổi tiếng nhất chính là tại phường Thanh Trì. Bên cạnh cốm làng Vòng, xôi Phú Thượng, chả ốc Hồ Tây, … thì bánh cuốn Thanh Trì đã giữ cho mình 1 vị trí vững chắc trong thực đơn đặc sản tại đất Hà Thành. Những gánh hàng rong, cửa hàng bánh cuốn nóng đã từ lâu được coi như nét văn hóa tại nơi đây. Tuy nổi tiếng là vậy nhưng cách làm bánh cuốn nóng để bán lại rất đơn giản. Cùng đến với công thức làm bánh cuốn nóng chuẩn vị Hà Nội ngay sau đây.
Nguyên liệu chuẩn bị:
- Gạo Khang Dân: 0.5kg
- Bột năng: 1 muôi canh
- Nước sạch (uống được): 1 lít
- Thịt lợn xay
- Mộc nhĩ, nấm hương khô: 50gr/loại
- Hành tây, ớt tươi, hành khô
- Khác: đường, muối, mắm, tiêu, dầu ăn, giấm, …
Chú thích: Nguyên liệu trên làm được khoảng 6 khẩu phần
Các bước thực hiện:
Bước 1: Tạo bột bánh
Đầu tiên, đem nửa cân gạo đã chuẩn bị ngâm vào chậu hoặc nồi trong vòng 4 – 5 tiếng. Sau khi gạo đã ngấm đủ nước thì vớt ra cho vào cối đá xay nhuyễn. Trong suốt quá trình xay, bạn phải cho vòi nước tưới đều lên gạo. Điều này giúp hỗn hợp gạo xay nhuyễn hơn.
Thông thường, chỉ xay 1 – 2 lần, nhưng để tinh bột gạo mịn, mềm hơn bạn nên xay đến 3 lần. Như vậy, khi tráng bánh cũng sẽ chín đều, độ liên kết cũng tốt hơn. Đổ hỗn hợp bột vừa được xay vào nồi hoặc chậu lớn. Nếu chưa làm ngay, bạn cũng có thể bảo quản trong tủ lạnh để bánh không bị chua.
Bước 2: Làm nhân bánh
Mộc nhĩ, nấm hương khô ngâm với nước ấm cho nở ra rồi rửa sạch, thái và băm nhuyễn. Đem xào chung với hành.
Hành tây mang đi thái nhỏ, phi thơm với dầu ăn.
Thịt lợn đã xay nhỏ, ướp với gia vị, bỏ vào xào cho săn lên.
Cho hành tây cắt nhỏ cùng mộc nhĩ, nấm hương trộn đều cùng với thịt. Sau đó nêm nếm gia vị, thêm chút hạt tiêu cho vừa ăn.
Bước: 3.Tráng bánh cuốn
Dụng cụ dùng để tráng bánh ở đây có thể là nồi tráng bánh cuốn điện hoặc được chế từ xoong. Trước tiên, đổ nước vào nồi, đun với lửa lớn để nước nhanh sôi. Sau khi nước đạt đến 100 độ C và bốc hơi nóng thì bạn đổ bột bánh lên khuôn vải và tán cho bột mỏng, đều rồi đậy nắp lại cho bánh chín. Đợi khoảng 3 giây và nhẹ nhàng lấy bánh ra và để vào mâm, đĩa. thực hiện như vậy tráng hết chỗ bột bánh.
*Lưu ý: Mâm, đĩa để bánh cần quét trước một chút dầu ăn để bánh không bị dính. Ngoài ra, nếu tráng không hết bột, bạn có thể để hỗn hợp đó vào tủ lạnh, lần sau dùng chỉ cần thay nước là có thể dùng lại bình thường.
Với những chiếc bánh cuốn tráng xong, bạn lấy thìa xúc hỗn hợp nhân bánh trải đều lên. Sau đó, gập chéo hoặc gập đôi, cuốn lại và gắp ra đĩa.
Bước 4: Pha nước chấm
Tạo hỗn hợp gồm: nước đã nấu sôi, đường, nước mắm ngon, tỏi, ớt băm nhỏ, bột ớt. Hòa tan hỗn hợp đó và cho thêm chút giấm tạo vị chua nhẹ. Bạn nên thêm từng chút gia vị vào để có thể điều chỉnh phù hợp. Nếu nước mắm bị mặn quá thì bỏ thêm chút đường vào nước.
Bước 5: Hoàn thành và thưởng thức
Bánh tráng làm xong xếp sát vào nhau, tương tự như nem, rắc hành khô lên trên và bày ra đĩa. Bánh cuốn Thanh Trì thường được dùng kèm với rau thơm và chả quế, chấm với nước mắm chua ngọt, thơm ngon, dậy mùi. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể ăn kèm với nem sả hoặc nước sốt tương ớt.
Tiến hành bước pha bột, bạn cho phần bột năng trộn với 1 thìa muối. Tiến theo, đổ nước vào chung, khuấy đều cho tới khi vừa độ sánh để tráng.
Cách làm bánh cuốn Cao Bằng
Bánh cuốn Cao bằng là một thức quà giản dị của miền sơn cước. Chính bởi xuất phát đặc biệt này nên hương vị của nó cũng rất đặc biệt. Bánh cuốn Cao Bằng có vị dẻo thơm, từng miếng bánh cuộn theo hình nem, bên trong kèm nhân thịt hấp dẫn. Điểm đặc biệt nhất là khi ăn, bánh được dùng với nước ninh xương chứ không chấm nước mắm thông thường. Để hiểu rõ hơn về món ăn này, mời các bạn đến với công thức chế biến sau đây.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Nguyên liệu chính: 0,2kg bột gạo tẻ Cao Bằng0.1kg bột năng1 lít nước uống0,3kg thịt xay0,5kg xương ống
- Nguyên liệu phụ: Măng chua Cao BằngMộc nhĩ, nấm hương sấy khôDầu ănHành các loại, tỏi, ớt, chanhGia vị
Các bước thực hiện:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Xương ống mua về cho vào rửa sạch với nước để loại bỏ các chất bẩn còn dính lại
Mộc nhĩ, nấm hương ngâm nước ấm để nở to giúp loại bỏ chân dễ dàng hơn. Sau khi bỏ chân, rửa sạch và cắt thật nhỏ.
Hành lá loại bỏ rễ và rửa sạch, sau đó bạn khúc dài khoảng 1cm
Hành khô lột bỏ vỏ và cắt miếng. Tiếp theo, cho hành vào dầu ăn phi vàng để cho dậy mùi là được.
Tỏi, ớt đem rửa sạch và đập dập.
Bước 2: Pha bột đổ bánh cuốn
Nhìn chung, cách pha bột làm bánh cuốn Cao Bằng và bánh cuốn thông thường không có nhiều khác biệt. Tuy nhiên, để thưởng thức bánh cuốn Cao Bằng đúng chuẩn thì nên dùng phương pháp pha bột truyền thống. Cụ thể:
Cho 2 lạng bột gạo tẻ Cao Bằng trộn cùng 1 lạng bột năng. Tỉ lệ pha bột bánh cuốn là ⅓. Thêm 1 thìa muối trắng và 2 thìa dầu ăn và 1 lít nước sạch vào bột trên. Sau đó, khuấy đều để hỗn hợp đồng nhất. Việc bỏ thêm muối sẽ làm bột không bị chua, còn dầu ăn giúp bánh không bị dính vào khuôn tráng.
Để bột nghỉ tối từ 3 đến 4 tiếng, trong khoảng thời gian đó, cứ 30 – 60 phút lại thay nước 1 lần. Tốt nhất là bạn nên để cho bột nghỉ qua đêm, như vậy bột sẽ được nở tối đa, đảm bảo độ mịn, mềm.
Pha bột bánh cuốn Cao Bằng, ủ bột bánh cuốn
Pha bột bánh cuốn Cao Bằng
Bước 3: Làm nhân thịt
Chuẩn bị 1 chảo vừa bắc lên bếp, đổ vào chút dầu ăn và hành phi thơm lên. Cho thịt xay và mộc nhĩ, nấm hương vào xào chung. Sau đó, nêm nếm gia vị vừa ăn, đảo đều cho ngấm. Lưu ý, chỉ nên nêm nhạt vì khi ăn còn thêm nước dùng bánh.
Bước 4: Cách làm nước xương chấm bánh cuốn
Nước ninh xương ăn kèm với bánh cuốn Cao Bằng được xem là “hồn cốt” của món ăn. Nó đóng vai trò tạo nên sự ấn tượng, mới lạ của món bánh. Chính vì vậy, tại công đoạn này, bạn cần thực hiện hết sức cẩn thận, khéo léo.
Với xương ống đã chuẩn bị, chặt khúc nhỏ, cho vào trần qua nước nóng để loại bỏ mùi tanh, chất bẩn. Tiếp theo, phi hành cho thơm và đổ xương vào đảo qua cho thấm gia vị. Cuối cùng, thêm nước sạch vào hầm trong 2 tiếng cho nước dùng được ngọt, đậm đà, thơm ngon.
Bước 5: Đổ bánh cuốn
Tại bước này, bạn cũng làm tương tự với cách đổ bột tráng bánh cuốn như thông thường. Làm bánh chính theo cơ chế hơi nóng. Có thể tham khảo phần tráng bánh cuốn Hà Nội ở trên.
Bước 6: Thành phẩm
Bánh sau khi tráng xong, bạn cho ra đĩa trang trí tùy thích. Phần nước lèo ninh xương, bạn múc ra bát rồi bỏ hành hoa, mùi tàu vào để thêm hương vị. Khi thưởng thức, ăn cùng rau sống, măng chua Cao Bằng đã chuẩn bị.
Cách làm bánh cuốn trứng Hà Giang
Hà Giang không chỉ là địa điểm có nhiều cảnh đẹp, mà còn có nền ẩm thực rất phong phú, đặc sắc. Nhắc đến các đặc sản nổi tiếng, chắc chắn không thể thiếu món bánh cuốn trứng Hà Giang. Đây là món ăn được nhiều du khách lựa chọn nhất để làm bữa sáng khi tham quan cảnh sắc núi rừng. Sau đây, hãy cùng đến với công thức chế biến món đặc sản này.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Gạo tẻ
- Thịt lợn đen
- Trứng
- Xương ống
- Mộc nhĩ
- Hành, tiêu, tỏi và gia vị khác.
Các bước thực hiện:
Bước 1: Chế biến nguyên liệu:
Chọn loại gạo tẻ thơm, hạt điều, chắc mẩm, sau đó xay thành bột. Bột gạo đó đem ngâm qua đêm để gạo mềm và dẻo hơn.
Mộc nhĩ đem ngâm, thái nhỏ. Thịt lợn đen người Mường, băm nhỏ. Tiếp đó, trộn đều chúng với nhau và xào chín. Rắc thêm hạt tiêu, hành lá và các gia vị vừa miệng.
Xương ống mua phần tươi ngon, rửa sạch và trần qua nước sôi để khử mùi, chất bẩn.
Bước 2: Làm nước chan bánh:
Có lẽ cùng là vùng cao nên bánh cuốn Hà Giang cũng giống như Cao Bằng, đều thưởng thức với nước lèo. Tuy nhiên, xương chế nước ở đây phải là xương ống lợn đen. Xương ống sau khi đã sơ chế rửa sạch lại và cho vào nồi ninh. Để có được bát nước dùng thơm ngọt, xương phải được hầm trong 3 – 4 tiếng.
Bước 3: Đổ bánh cuốn:
Cho bột lên nồi, tán cho thật mỏng rồi đậy vung lại. Đợi vài giây cho bánh chín, thì bạn đập một quả trứng vào, cũng tán đều như với bột rồi đậy vung. Khi bánh và trứng chín đều, tiếp tục cho nhân mộc nhĩ thịt vào cuốn chặt và gắp ra đĩa. Rắc thêm lá ngó, hành phi lên bề mặt bánh.
Khi thưởng thức, để chuẩn phong cách người Hà Giang, bạn chan với nước lèo nóng hổi. Thêm giò, chả và rau sống ăn kèm.
Cách làm bánh cuốn Bình Định
Bánh cuốn Tây Sơn – Bình Định là một món ăn dân dã, gây nhiều thương nhớ khi nhắc vùng đất Bình Định. Món ăn là có sự góp mặt của nhiều nguyên liệu độc đáo như trứng, đậu phụ, chả, thịt nướng … Cũng nhờ vậy mà nó mang một hương vị đặc trưng, không lẫn với bất cứ món bánh cuốn nào khác. Chắc hẳn bạn cũng đang rất thắc mắc về cách làm món này. Chúng tôi sẽ chia sẻ ngay sau đây.
Những nguyên liệu cơ bản:
- 0,5kg thịt ba chỉ
- Đậu xanh, đậu phụ, bánh đa nem, bánh tráng mè
- Bún khô
- 5 quả trứng vịt
- 1 củ hành tây, tỏi, ớt, chanh
- Rau sống các loại
- Gia vị khác
Các bước thực hiện:
Bước 1: Thịt ba chỉ, bạn đem rửa sạch và chia thành 2 phần. 1 phần đem thái từng lát vừa ăn và ướp với các loại gia vị nêm nếm. Sau đó, để qua đêm cho thịt thấm đều. Tiếp theo, xiên thịt với các xiên tre và đem nướng trên bếp than hoa.
Bước 2: Băm nhuyễn phần thịt còn lại, mang ướp với hạt nêm, đường, tiêu. Đậu xanh vo sạch rồi nấu chín, trộn đều với thịt băm. Bún khô bạn chần qua với nước nóng để sợi bún mềm và cắt ngắn, bỏ vào hỗn hợp thịt đậu xanh. Tiếp theo, dùng thìa lấy hỗn hợp này gói vào chiếc bánh đa nem. Thả vào chảo dầu, chiên đến khi chín vàng đều.
Bước 3: Đậu phụ cắt miếng cũng đem rán vàng. Lưu ý, chỉ rán vừa tới để đậu giữ được độ mềm và vị ngọt.
Bước 4: Trứng vịt luộc chín và tách đôi mỗi trứng. Rau sống rửa sạch, ngâm với nước muỗi pha loãng và để ráo.
Bước 5: Bánh tráng mè bạn đem nướng rồi cắt thành từng miếng nhỏ bằng 1/3 bánh đa nem. Sau đó, đặt rau sống, thịt nướng, chả, trứng, … lên trên miếng bánh tráng nướng. Tiếp tục, đặt miếng bánh tráng mè lên bánh đa nem và cuộn tròn thật chặt.
Bước 6: Làm nước chấm “hồn cốt” cho bánh. Cho đậu phộng vào chảo rang rồi bỏ vào máy xay nhuyễn. Có thể đem xào cho chín, sẽ sử dụng lâu hơn và không bị thiu. Tiếp theo, chế nước mắm cùng chanh, tỏi, ớt, đường cho vừa khẩu vị. Cuối cùng, rắc đậu phộng đã xào chín vào phần nước mắm và khuấy đều.
Xem thêm: 10 kinh nghiệm quản lý nhân viên quán nhậu cho người mới bắt đầu
Cách làm bánh cuốn Hải Phòng
Hải Phòng là một thành phố đẹp với danh sách ẩm thực đặc sắc, đậm chất phong cách địa phương. Khi nhắc đến “menu” thành phố Cảng, sẽ thật thiếu sót nếu không nhắc đến món bánh cuốn. Về cơ bản, bánh cuốn Hải Phòng cũng có bột bánh và nhân bánh giống với các nơi khác. Tuy nhiên, điểm khác biệt lớn nhất nằm ở bát nước mắm chấm dậy mùi, tròn vị, ngọt thanh.
Với cách làm tương tự với bánh cuốn Thanh Trì – Hà Nội ở trên. Để tập trung vào điểm khác biệt, chúng tôi sẽ chia sẻ tới bạn cách pha nước chấm bánh cuốn Hải Phòng chuẩn vị.
Nguyên liệu pha chế nước chấm:
- Nước ninh xương (nước lèo)
- Nước mắm ngon
- Giấm, tỏi, ớt
- Các bước đổ bánh cuốn Hải Phòng
Bước 1: Hầm xương, làm nước dùng
Bạn có thể mua sẵn nước hầm xương từ các quán phở hoặc tự làm tại nhà. Nếu mua sẵn nước dùng thì bạn chỉ cần đun sôi lên, sau đó lọc lấy phần nước trong là được.
Trong trường hợp tự làm tại nhà, bạn mua xương lợn, rửa sạch, chần qua nước sôi rồi bỏ vào nồi áp suất ninh với một chút nước trong 15 – 20 phút. Hầm xong, bạn cũng chỉ gạn lấy phần nước trong để chế nước chấm bánh cuốn.
Bước 2: Sơ chế nguyên liệu gia vị
Tỏi lột sạch vỏ còn ớt bỏ hạt, rửa sạch sẽ rồi đập dập, băm nhỏ cho thật nhuyễn.
Bước 3: Pha chế nước chấm chuẩn vị
Trước tiên, lấy 1 chiếc bát to sạch và khô. Sau đó, chắt một chút nước trong hầm xương vào. Tiếp đến, thêm chút giấm ăn và nước mắm nổi tiếng Hải Phòng. Khuấy đều tạo thành hỗn hợp hòa quyện với nhau. Lưu ý, vừa cho nguyên liệu vào vừa khuấy đều tay. Nêm nếm xem đã vừa miệng chưa.
Cuối cùng, đổ phần tỏi ớt băm nhỏ vào bát nước chấm. Tiếp tục, khuấy đều lên một lần nữa là đã hoàn thành.
2.4/ Tìm nguồn cung nguyên liệu uy tín
Kinh doanh bánh cuốn để hiệu quả và nhận được nhiều khách hơn thì đĩa bánh cuốn của bạn làm ra phải thật sự chất lượng và an toàn thực phẩm. Việc cẩu thả trong khâu chuẩn bị cách làm bánh cũng giống như “tay không bắt giặc” vây. Do đó, công việc này bạn phải thực hiện một cách cẩn thận, kỹ lưỡng.
Bạn có thể tìm các đại lý chuyên cung cấp sẵn bột làm bánh cuốn “xịn” hoặc tự chuẩn bị nguyên liệu xay gạo làm bột bánh cuốn. Các nguyên liệu khác để làm nhân bánh cuốn, nước chấm thì bạn có thể đặt mua ở các chợ đầu mối, siêu thị hoặc cửa hàng chuyên giao thực phẩm sạch.
2.5/ Tìm kiếm mặt bằng kinh doanh thuận lợi
Để có lượng khách hàng trung thành, ghé quán thường xuyên thì một yếu tố góp phần quan trọng chính là mặt bằng. Bạn nên đặt quán tại những khu vực đông người, nhiều người qua lại.
Có thể là khu chung cư, khu tập thể, tòa nhà văn phòng, chợ, cổng trường học, bệnh viện,… hoặc bạn có thể mở bán bánh cuốn vỉa hè. Vì những nơi đây sẽ thu hút nhiều khách hàng tiềm năng. Nếu có nguồn vốn lớn, bạn nên đầu tư vào những mặt bằng rộng rãi, đẹp, giao thông thuận lợi và có bãi giữ xe gần đó tạo điều kiện cho khách hàng ghé quán.
Xem thêm: Các bước đơn giản để lau bát đĩa trong nhà hàng đúng tiêu chuẩn
2.6/ Trang bị vật dụng bán bánh cuốn
Nồi tráng bánh cuốn điện hiện nay được thiết kế độc đáo với nhiều mẫu mã khác nhau. Với nồi bánh cuốn điện này bạn có thể tráng bánh cuốn nhanh hơn, tiết kiệm thời gian, công sức. Đồng thời, còn giúp quán ăn của bạn trông chuyên nghiệp, sạch sẽ, an toàn vệ sinh thực phẩm
Bên cạnh đó, bạn cũng cần trang bị các dụng cụ, đồ dùng làm bếp và phục vụ khách hàng. Có thể kể đến như:
- Bàn ghế, bát đũa, giấy ăn
- Chậu, xoong inox
- Các vật dụng nhỏ khác
2.7/ Hoàn thành thủ tục pháp lý
Việc đăng ký giấy phép kinh doanh với cơ sở hành chính địa phương – nơi bạn có ý định mở quán kinh doanh cần được nghiêm túc thực hiện. Điều này sẽ giúp cửa hàng có được giấy cấp phép, giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm,… Từ đó làm tăng độ uy tín, khẳng định thương hiệu, chất lượng và hoạt động bền vững hơn.
2.8/ Tuyển nhân viên phục vụ
Con người là yếu tố quan trọng hơn hết, không thể thiếu trong mọi hoạt động. Việc tuyển nhân sự cho quán bánh cuốn cũng vậy, cần được sắp xếp, bố trí hợp lý. Dựa quán có quy mô lớn hay nhỏ, bạn sẽ phải cân nhắc tuyển số lượng nhân sự thích hợp để thực hiện đúng các công việc cần thiết.
Về vấn đề quản lý, trong giai đoạn quán vừa bắt đầu hoạt động, bạn nên trực tiếp đứng lên quản lý để nắm rõ tình hình. Từ đó điều chỉnh và thay đổi các yếu tố sao cho hiệu quả nhất. Khi quán đã ổn định và bước đầu phát triển thuận lợi, bạn có thể tuyển thêm vị trí quản lý để phụ giúp, nâng cao hiệu quả kinh doanh hơn nữa.
Xem thêm: 999+ Tên quán chè, tên quán kem hay, độc lạ hút khách hàng
3/ Kinh nghiệm kinh doanh bánh cuốn nhỏ đắt khách
Vậy kinh nghiệm mở quán bánh cuốn nóng là gì? Hãy tiếp tục theo chân Chukinhdoanh qua nội dung dưới đây:
3.1/ Nguyên liệu tươi ngon, an toàn thực phẩm
Với hình thức kinh doanh bánh cuốn nóng này, muốn hiệu quả và phát triển lâu dài thì bạn chỉ cần đảm bảo các yếu tố:
- Thứ nhất: Nguyên liệu phải tươi ngon
- Thứ hai: Quá trình tráng bánh, chế biến cần phải vệ sinh sạch sẽ
- Thứ ba: Tránh để bánh cuốn qua đêm, nếu có thì cách bảo quản bánh cuốn qua đêm đúng chuẩn
Bởi không một khách hàng nào có thể ăn một món ăn mà lại kém chất lượng, cách chế biến không sạch sẽ, đảm bảo được. Nên khâu chế biến và lựa chọn nguyên liệu rất quan trọng. Tất nhiên, khi cửa hàng bạn đảm bảo được các yếu tố này thì chắc chắn mọi người sẽ tới mua và ghé quán bạn thường xuyên hơn.
3.2/ Trang trí quán bánh cuốn ấn tượng
Thị giác được đánh giá là một yếu tố quyết định đến việc kinh doanh bán hàng. Nếu như khách hàng thấy quán ăn của bạn trang trí ấn tượng và nổi bật thì ít nhất khách hàng sẽ ghé thử qua quán của bạn một lần. Lúc này chỉ cần quán bánh cuốn của bạn NGON nữa thì chắc chắn khách hàng sẽ còn quay lại các lần tiếp theo.
Vậy nên, bạn cần lưu ý trong khâu trang trí quán từ thương hiệu đến màu sắc, cách trang trí bố cục, không gian quán nhé. Để tham khảo các trang trí quán ăn đẹp bạn có thể tìm kiếm trên mạng có rất nhiều kiểu mẫu thiết kế sẵn.
3.3/ Nhân viên thân thiện với khách hàng
Bên cạnh chất lượng món ăn ngon, quán ăn đẹp thì chất lượng dịch vụ cũng rất quan trọng trong khâu kinh doanh bán hàng. Vì thái độ của người bán thể hiện sự tôn trọng dành cho khách hàng. Với một cửa hàng mà nhân viên phục vụ thân thiện, tận tình chu đáo thì khách sẽ cảm thấy hài lòng vui vẻ và đánh giá cao cửa hàng bạn lâu dài.
Ngược lại, cửa hàng nào mà nhân viên có thái độ thờ ơ, không niềm nở với khách thì sẽ tạo ấn tượng rất xấu. Khách hàng sẽ đánh giá thấp, thậm chí là một số khách sẽ feedback trên các diễn đàn ăn uống. Vậy là cửa hàng này sẽ mất đi vô số khách hàng tới quán rồi.
Xem thêm: 99+ Cách đặt tên quán sinh tố, nước ép trái cây, rau má hay
3.4/ Marketing, truyền thông quảng bá cửa hàng
Tùy vào quy mô, điều kiện mà bạn cần đầu tư cho việc quảng cáo thương hiệu của mình. Có rất nhiều phương tiện, cách thức mà bạn có thể tham khảo như: làm website, quảng cáo trên các kênh mạng xã hội như: Instagram, Facebook, Zalo…, tờ rơi, băng rôn, các chương trình khuyến mãi, nhờ người quen giới thiệu…
3.5/ Đăng ký bán hàng trên các ứng dụng giao đồ ăn
Hiện nay các ứng dụng đặt đồ ăn trực tuyến như Go-Viet, Grab, Now… sở hữu lượng người dùng lên tới hàng triệu. Vì thế, khi đặt gian hàng trên các ứng dụng này bạn sẽ có thêm cơ hội tìm kiếm khách hàng một cách miễn phí mà không cần có chiến dịch quảng cáo. Điều này vừa giúp bạn tiết kiệm được chi phí, vừa quảng bá được cửa hàng, giúp nhiều người biết đến hơn. Từ đó, tăng doanh thu cửa hàng gấp 5 đến 10 lần.
3.6/ Tạo website bán hàng online
Ngoài cách đặt gian hàng trên các ứng dụng, bạn cũng có thể tự tạo cho mình một website hoặc fanpage bán hàng riêng cho chính cửa hàng mình. Tại đây, bạn có thể thường xuyên update các hình ảnh quán bánh của bạn, quy trình tráng bánh, làm nhân bánh, hình ảnh khách hàng… để tạo độ tin cậy, xây dựng được thương hiệu cho quán bánh của bạn.
Xm thêm: 399+ Tên hay, độc lạ cho quán bún, miến, phở, bánh canh, hủ tíu
3.7/ Sử dụng phần mềm quản lý bán hàng
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều nhà cung cấp phần mềm quản lý bán hàng uy tín, trong đó phần mềm quản lý quán ăn PosApp được hơn 23.000 quán tin dùng và đồng hành cho đến thời điểm hiện tại.
PosApp là một trong những đơn vị chuyên cung cấp phần mềm bán hàng quán ăn và các thiết bị bán hàng khác như máy Pos thu ngân, máy quét mã vạch, máy in hóa đơn, ngăn kéo đựng tiền,… uy tín, được hơn 30.000 khách hàng trải dài khắp Việt Nam tin dùng.
Năm 2021, PosApp được Shark Nguyễn Hòa Bình tin tưởng và đầu tư. Kể từ đó, PosApp chính thức trở thành thành viên của tập đoàn Next360 và PosApp mong muốn cung cấp nhiều giá trị hơn cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam.
Ưu điểm của phần mềm quản lý quán ăn chuyên nghiệp PosApp:
Bán hàng đơn giản – nhanh chóng
- Hỗ trợ order – bán hàng ngay trên điện thoại, máy tính bảng, máy bàn, máy POS.
- Đơn hàng order được đồng bộ liên tục giữa các bộ phận: Thu ngân, phục vụ, người quản lý,… giúp tinh gọn thời gian phục vụ lên đến 50%
- Hỗ trợ bán hàng trên nhiều thiết bị như: Điện thoại, máy tính bảng, máy tính để bàn, máy POS cầm tay.
Hỗ trợ đa phương thức thanh toán
- Thanh toán bằng cách quét mã QR của các ví điện tử phổ biến như (Momo, VNPAY)
- Hỗ trợ thanh toán bằng ATM nội địa, Visa/Mastercard,…
- Xem báo cáo doanh thu theo nguồn tiền của khách đưa dễ dàng
Quản lý từ xa chặt chẽ
- Hỗ trợ xem hơn 30 loại báo cáo, biểu đồ phân tích tình hình kinh doanh ngay trên điện thoại như: Báo cáo đơn hàng, doanh thu, lãi lỗ, chi phí, kho hàng, doanh thu theo nhân viên, ca làm việc..
- Báo cáo được đồng bộ đến điện thoại người quản lý theo thời gian thực. Giúp bạn nắm bắt chính xác tình hình kinh doanh ngay cả khi không có mặt ở quán ăn, nhà hàng.
Quản lý kho – định lượng nguyên vật liệu
- Quản lý số lượng nhập-xuất kho của nhân viên chặt chẽ, theo dõi kiểm tra số lượng nguyên liệu trong kho dễ dàng và nhanh chóng
- Ngoài ra, phần mềm còn hỗ trợ định lượng nguyên vật liệu chế biến theo công thức của đầu bếp nhà hàng. Khi bán hàng, kho sẽ tự trừ nguyên liệu của món tương ứng được bán ra. Đến cuối ngày bạn có thể so sánh, đối chiếu chỉ số tồn kho ở phần mềm và thực tế, kịp thời xử lý trường hợp chênh lệch quá lớn.
Quản lý nhân viên
- Phần mềm tính tiền quán ăn nhà hàng PosApp hỗ trợ quản lý thông tin nhân viên, ca làm việc.
- Hỗ trợ thiết lập phân quyền cho từng nhân viên như thu ngân, phục vụ, order, bếp, quản lý,… Hạn chế một số quyền nhất định như không được hủy món, xem doanh thu, báo cáo,…
- Báo cáo chi tiết số lượng đơn hàng, doanh thu và các hoạt động bán hàng của từng nhân viên.
Nhiều hình thức order – bán hàng
Nhân viên nhận order ngay tại bàn bằng điện thoại Android/iOS, máy Self-order Kiosk,… dữ liệu sẽ được đồng bộ đến thiết bị bếp, thu ngân. Tiết kiệm thời gian di chuyển và phục vụ của nhà hàng, quán ăn.
Quản lý tập khách hàng, khuyến mãi
Phần mềm quản lý nhà hàng, quán ăn PosApp hỗ trợ quản lý thông tin khách hàng. Thực hiện các chương trình khuyến mãi trên món ăn, theo khung giờ hoặc trên từng đối tượng khách hàng. Giúp bạn thu hút và giữ chân được nhiều khách hàng cho nhà hàng, quán ăn.
Quản lý chuỗi cửa hàng, quán ăn
Hỗ trợ chủ quán ăn, nhà hàng quản lý toàn bộ thông tin của nhiều chi nhánh trên 1 màn hình quản lý duy nhất. Một số chức năng quản lý chuỗi của PosApp bao gồm:
- Hỗ trợ xem doanh thu, báo cáo bán hàng chi tiết của từng chi nhánh theo thời gian thực
- Xem chi tiết danh sách các khoản thu – chi của từng chi nhánh
- Hỗ trợ quản lý kho tổng, chuyển hàng trong kho giữa các chi nhánh
4/ Lưu ý giúp tăng doanh thu cho quán bánh cuốn:
- Tỉ lệ pha bột bánh
Nhiều cửa hàng bán bánh cuốn ồ ạt mở ra vì bị lợi nhuận mê hoặc nhưng đóng cửa rất nhanh chóng vì chất lượng bánh k ngon. Bột bánh cuốn phải được pha từ loại gạo đã hết nhựa, ngâm qua nước trong nhiều giờ rồi pha với bột năng (bột đao) và muối ăn theo tỷ lệ nhất định để bánh có độ dẻo, dai.
- Công thức nước chấm ngon
Món bánh cuốn ngon ngọt miệng không thể thiếu đi bát nước chấm đầy đủ hương vị. Với tỉ lệ 4 thìa nước mắm, 1 thìa giấm ăn, 3 thìa nước sôi, 2 thìa nước cốt chanh, 2 thìa đường vào khuấy đều sẽ tạo nên một bát nước chấm thơm ngon, đậm vị.
- Dụng cụ hấp bánh cuốn chất lượng
Lựa chọn nồi tráng bánh cuốn điện đang là xu hướng bởi có quá nhiều tiện ích mà bạn cũng nên cân nhắc để sử dụng. Nhiệt độ sôi đều, cung cấp đủ hơi giúp bánh chín đều và ngon hơn.
Trên đây là toàn bộ kinh nghiệm mở quán bánh cuốn “một vốn bốn lời” mà Chukinhdoanh muốn chia sẻ đến bạn, hi vọng với những thông tin trên sẽ giúp bạn kinh doanh mô hình này thành công!
Bạn đang tìm kiếm phần mềm quản lý quán bánh cuốn tốt nhất? Vui lòng để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ sớm nhất!
Hoặc gọi trực tiếp đến số Hotline: 1900.3016 để được hỗ trợ nhanh nhất!