1900-3016
Liên hệ qua Zalo
Địa chỉ
Liên hệ qua Facebook
Hotline
Zalo
Địa chỉ
Facebook
kinh nghiệm kinh doanh quán cafe nhỏ ở nông thôn

10 kinh nghiệm mở quán cà phê, trà sữa nhỏ ở nông thôn vốn ít lời nhiều

Ngày nay, kinh doanh quán cafe là một trong những ý tưởng kinh doanh sinh lời cao. Bởi cafe là thức uống quen thuộc của người dân Việt Nam, ngoài vị thơm ngon thì cafe giúp ta luôn có một tinh thần tỉnh táo. Dù ở bất cứ đâu từ hẻm nhỏ đến phố lớn, từ công nhân đến nhân viên văn phòng đều yêu thích hương vị của món thức uống thơm ngon này.

Chính vì vậy, có rất nhiều người muốn thử sức mình và thỏa mãn niềm đam mê kinh doanh quán cafe nhỏ ở nông thôn với vốn đầu tư ít để làm giàu. Tuy nhiên, cũng không ít người không kinh doanh và vận hành quán tốt dẫn đến quán ít khách, thua lỗ chỉ sau một thời gian kinh doanh ngắn.

Vậy có nên kinh doanh quán cafe ở nông thôn? Làm sao để bỏ vốn kinh doanh ít nhưng thu về lợi nhuận khủng? Trong bài viết dưới đây, Chukinhdoanh sẽ giải đáp giúp bạn. Cùng tìm hiểu ngay. 

1/ Có nên mở quán cafe ở nông thôn?

Khảo sát thị trường quán cafe

Hiện nay, mức sống về kinh tế và giải trí của người dân ở vùng nông thôn càng ngày càng được cải thiện, cho nên họ thường tìm đến các quán cafe nhỏ để thư giãn, nghỉ ngơi hay tán gẫu cùng bạn bè sau một ngày làm việc vất vả hay để bắt đầu một ngày làm việc mới. 

Có thể thấy, mô hình kinh doanh quán cafe nhỏ ở nông thôn là một ý tưởng kinh doanh không tồi và đáng để các nhà Startup thực hiện ý tưởng làm giàu của mình.

Xem thêm: 25 ý tưởng kinh doanh quán cafe kết hợp độc đáo, hút khách

2/ Quy trình hướng dẫn mở quán cafe nông thôn siêu đơn giản

Để đưa ý tưởng mở quán trà sữa, cafe ở nông thôn trở thành thực tế thì bạn cần phải lên một kế hoạch kinh doanh chi tiết, rõ ràng từng bước. Vậy nên ở phần này Chukinhdoanh sẽ giúp bạn liệt kê từng bước chi tiết để bắt đầu kinh doanh quán cafe nông thôn.

2.1/ Khảo sát thị trường và đối thủ cạnh tranh

Có nên kinh doanh quán cafe nông thôn

Để mở quán cà phê ở nông thôn vốn ít hiệu quả thì trước hết bạn nên dành thời gian để đi trải nghiệm thực tế các quán cafe gần khu vực mình muốn mở quán. Mục đích là để  thăm dò đối thủ, cảm nhận của khách hàng và tự bản thân bạn trả lời các câu hỏi sau:

  • Tại sao quán này đông khách hay vắng khách?
  • Đối tượng nào thường xuyên ghé quán?
  • Đồ uống được ưa chuộng nhất ở đây?
  • Khu vực mình định mở quán liệu có ổn định?
  • Khách hàng thích những không gian nào nhất?
  • Thời điểm nào khách hàng tới quán nhiều nhất?
  • Điều gì giúp giữ chân được khách hàng quay trở lại quán thường xuyên?

Bạn đặt ra và trả lời càng nhiều câu hỏi thì bức tranh thị trường thực tế ngay khu bạn dự định mở quán sẽ càng rõ ràng. Hãy tự mình cảm nhận và chắt lọc ra những thông tin cần thiết để quán cafe tương lai của bạn có thể nhanh chóng thích nghi với môi trường và đi vào chu trình hoạt động nhanh chóng.

Việc nghiên cứu thị trường và đối thủ cạnh tranh càng kỹ sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm để mở quán cafe tốt hơn, khắc phục được những hạn chế mà đối thủ đang tồn tại. Hơn nữa, nó có thể giúp bạn tìm ra được những hướng đi mới mà các quán khác chưa từng làm, biết đâu điều đó sẽ trở thành điểm khác biệt cho quán cafe của bạn, giúp quán bạn thu hút khách hàng tốt hơn.

2.2/ Xác định nhóm khách hàng mục tiêu

Sau khi đã xác định rõ mô hình kinh doanh và khảo sát thị trường xong, thì bạn cần xác định đâu là khách hàng mục tiêu của quán bạn để từ đó bạn có thể xây dựng, thiết kế không gian, menu đồ uống, phong cách phục vụ,…của quán sao cho phù hợp với đối tượng đó. Dưới đây sẽ là 4 đối tượng khách hàng mà các quán cafe nông thôn  hướng đến. 

– Những người yêu thích cafe: họ là những người sành cafe, có thói quen  uống cafe mỗi ngày. Những người này uống cafe để thưởng thức và thường bị chinh phục bởi hương vị cafe nguyên chất đậm đà. 

Để phục vụ đối tượng này, quán cafe ở nông thôn của bạn cần mang đến những ly cafe nguyên chất nhất, đậm đà hương vị với nhiều cách pha chế cafe ngon khác nhau. Một khi họ đã hài lòng về chất lượng đồ uống, chắc chắn họ sẽ trở thành “khách quen” của bạn.

khách hàng quán cafe

Mở quán trà sữa ở nông thôn

– Những người đam mê sống ảo: đối tượng mục tiêu này chỉ mới nổi lên trong những năm gần đây khi công nghệ “smartphone” ngày càng phổ biến. Và dĩ nhiên là mục đích họ đến quán cafe của bạn không phải để thưởng thức cafe rồi. Những khách hàng này thường là những người bạn trẻ, thích chụp ảnh, check-in, khám phá những điều mới mẻ. 

Họ đến quán cafe của bạn chỉ với mục đích trải nghiệm và chụp ảnh, do đó quán cafe ở nông thôn vốn ít cần mang phong cách trẻ trung, năng động với những góc “sống ảo” độc đáo, xịn sò để thu hút họ. Để phục vụ đối tượng này với vốn ít thì bạn chỉ cần trang trí 1 góc nào đó trong quán lung linh như tranh tường hoặc tiểu cảnh khác biệt là được.

Hơn nữa, khi xây dựng menu phục vụ cho đối tượng này cần đa dạng như sinh tố, đá xay, nước ép, trà sữa, cafe,…và nên trang trí những ly đồ uống đó thật đẹp. Đặc biệt, bạn nên nhớ rằng chính những bức ảnh mà họ đăng lên MXH cũng là một cách marketing 0 đồng cho thương hiệu của bạn.

Các công nhân viên chức: là những người có thu nhập ổn định, thường tới quán cafe để làm việc, tụ tập bạn bè hoặc gặp gỡ khách hàng, đối tác. Vì vậy, nếu quán cafe ở nông thôn vốn ít của bạn hướng tới đối tượng này thì nên bài trí quán theo phong cách lịch sự, hiện đại từ bàn ghế, không gian, âm nhạc, đồ uống.

Người lao động: nếu quán cafe ở nông thôn của bạn hướng tới đối tượng lao động phổ thông thì quán không cần thiết phải thiết kế quá cầu kỳ, hoa mỹ mà chỉ nên thiết kế theo phong cách bình dân, giản dị. Đồ uống nên có giá vừa phải, từ 15.000- 35.000 đồng nhưng phải giữ nguyên chất lượng. Quán cũng có thể tận dụng vỉa hè làm chỗ ngồi cho khách.

Kế hoạch kinh doanh cafe chi tiết

Học sinh: đối tượng này thường có độ tuổi rất trẻ và chưa có thu nhập hoặc thu nhập không cao. Họ thường tới quán cafe để tụ tập bạn bè hay học nhóm. Nếu quán cafe ở nông thôn của bạn hướng tới đối tượng mục tiêu này, quán nên trang trí theo phong cách trẻ trung, năng động, sáng tạo, có thể phá cách và mang cá tính độc đáo. Menu cho đối tượng này cũng cần nên đa dạng, giá thành cũng không nên quá cao, để phù hợp với túi tiền của họ. 

Xem thêm: Buôn bán gì với số vốn nhỏ? 15 ý tưởng kinh doanh độc đáo

2.3/ Lựa chọn mô hình kinh doanh phù hợp

Hiện nay, các loại hình mở quán cà phê ở nông thôn rất tiềm năng phát triển và được lựa phổ biến nhất chính là cafe vỉa hè, cafe take away, cafe sân vườn, cafe sách, cá, mèo… Mỗi loại hình kinh doanh cafe sẽ sở hữu những thế mạnh riêng, ví dụ như:

Cafe vỉa hè: Không tốn chi phí thuê mặt bằng mà không gian trải nghiệm lại mát mẻ và gần gũi với thiên nhiên.

Cafe take away: Cùng với chiếc xe đẩy nhỏ gọn tiện lợi sẽ có thể di chuyển dễ dàng đến mọi địa điểm đông khách hàng tiềm năng. 

Cafe sân vườn: Mang lại bầu không khí trong lành và gắn kết con người gần gũi với thiên nhiên hơn.

Cafe sách: Cung cấp cho khách hàng bầu trời kiến thức vô tận với đa dạng thể loại sách bổ ích như kỹ năng sống, làm giàu thành công.

Các mô hình kinh doanh trên đều phù hợp với cuộc sống yên bình ở vùng nông thôn, đặc biệt ở đây khách hàng không chú trọng nhiều đến không gian quán nên chi phí vốn đầu tư sẽ nhỏ.

2.4/ Lên kế hoạch kinh doanh chi tiết

Kế hoạch kinh doanh cafe chi tiết

Sau khi xác định được đối tượng khách hàng mục tiêu và định hướng mở quán cafe ở nông thôn thì bạn cần lên một kế hoạch kinh doanh quán cafe cụ thể. Bạn có thể dựa vào bảng phân tích SWOT để định hướng cho kế hoạch của mình:

  • S-Strengths (Điểm mạnh):

Xác định điểm mạnh của quán cafe ở nông thôn là gì? 

+ Là nguồn vốn, nhân sự, chất lượng đồ ăn thức uống hay là không gian quán,…

+ Không gian thoải mái, phù hợp cho họp nhóm, gặp gỡ bạn bè hoặc tổ chức nhân sự.

  • W-Weaknesses (Điểm yếu):

Biết được điểm yếu của quán mình so với các quán khác?

+ Là kinh nghiệm, là người mở sau, bị hạn chế vốn,…

+ Độ nhận diện thương hiệu quán còn thấp

+ Chưa có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh cafe

  • O-Opportunities (Cơ hội):

Qua quá trình trải nghiệm thực tế rút ra được những kinh nghiệm từ đó mở ra hướng đi mới cho quán cafe nông thôn của bạn mà các quán khác không có đó là cơ hội.

+ Giới trẻ đa dạng hóa việc lựa chọn hình thức các quán cafe

+ Khách hàng càng chú trọng đến chất lượng

  • T-Threats (Thách thức):

Những khó khăn, thách thức bạn phải vượt qua như là chi phí thuê mặt bằng, chi phí thiết kế quán, thu hút khách, nhân sự,…

Tâm lý khách hàng chuộng thương hiệu nước ngoài hơn 

Máy pos cầm tay - gif

2.5/ Chuẩn bị chi phí mở quán cafe ở nông thôn

chi phí kinh doanh

Có rất nhiều loại hình kinh doanh quán cafe ở nông thôn như mô hình cafe công sở, bóng đá, sân vườn, bình dân, vỉa hè,… Khi đã chọn được mô hình kinh doanh quán cafe thì bạn sẽ xác định được chi phí cần bao nhiêu. 

Thường kinh doanh quán cafe ở nông thôn có thể dao động từ vài trăm ngàn đến hàng chục, hàng trăm triệu (tùy theo mô hình). Chắc hẳn bạn sẽ thắc mắc vốn vài trăm ngàn thì mở quán cafe ở nông thôn  kiểu gì đúng không? Đó là cafe vỉa hè mà cụ thể là mua 3-4 bộ bàn ghế nhựa, vài gói cafe, phin, sữa, đường,… là có thể phục vụ khách hàng rồi.

Hoặc bạn có thể tham khảo một số mức chi phí kinh doanh quán cafe ở nông thôn như sau:

– Khoảng 50-100 triệu đồng: Cafe take away, cafe xe đẩy,…

– Khoảng 100-500 triệu: Cafe sách, cá, mèo,…

– Khoảng 500-1 tỷ: Cafe sân vườn,…

Chi phí kinh doanh quán cafe ở nông thôn còn tùy thuộc vào từng trường hợp, địa điểm mở quán, từng đối tượng khách hàng mục tiêu, không gian, thiết kế nội thất,…mà chi phí sẽ dao động trong các khoảng trên.

2.6/ Chọn mặt bằng kinh doanh

Mặt bằng kinh doanh được xem là yếu tố cực kỳ quan trọng, quyết định lượng lớn khách hàng tiềm năng và doanh thu của quán. Cho nên, khi lựa chọn vị trí mở quán cafe nhỏ cần lưu ý:

– Mặt bằng đông đúc dân cư sinh sống qua lại, gần trường học, khu vực trung tâm và không nên mở quán cafe ở trong ngõ sâu, hẻo lánh.

– Có chỗ để xe đảm bảo an toàn, mặt bằng dễ tìm kiếm, không gian trải nghiệm thông thoáng, mát mẻ.

– Nhóm đối tượng mà quán cafe của bạn hướng tới tại khu vực mở quán, nhu cầu và mong muốn trải nghiệm quán cafe của họ như thế nào?

2.7/ Xin giấy phép kinh doanh

vấn đề pháp lý

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, khi tiến hành các hoạt động kinh doanh bất kì, các tổ chức hay các nhân bắt buộc phải thực hiện đăng ký kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh hoặc tổ chức kinh tế khác.

Với trường hợp cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ như kinh doanh quán cafe nhỏ ở nông thôn thì theo quy định của Nghị định 39/2007/NĐ-CP thì không cần phải đăng ký kinh doanh.

Xem thêm: Các bước đơn giản để lau bát đĩa trong nhà hàng đúng tiêu chuẩn

2.8/ Đặt tên quán ấn tượng

Khi kinh doanh quán cafe nhỏ, việc đặt tên cho quán là một quyết định vô cùng quan trọng. Đó sẽ là một trong những cơ sở đầu tiên mà khách hàng tiềm năng có thể đánh giá bạn. Nếu quán cafe của bạn có một cái tên hay và hấp dẫn thì có thể yên tâm rằng chính nó sẽ khơi gợi sự tò mò của mọi người và thúc đẩy họ muốn đến quán cafe của bạn.

Dưới đây sẽ là một số mẹo nhỏ giúp quán cafe của bạn sở hữu một cái tên ấn tượng:

– Nếu quán cafe nhỏ của bạn có một thức uống đặc trưng hoặc một món nhẹ là đặc sản ở quán cafe của bạn, thì bạn có thể thử kết hợp vào tên quán cafe của mình. Ví dụ: đồ uống nổi tiếng nhất của bạn là cafe sữa đá Việt Nam thì bạn nên thử sử dụng yếu tố này trong tên quán của mình.

– Nếu quán cafe nhỏ của bạn có một chủ đề cụ thể, bạn chắc chắn nên đặt nó vào tên của quán. Ví dụ: nếu quán cafe nhỏ của bạn thân thiện với vật nuôi, thì hãy suy nghĩ về cách sử dụng các từ “chó”, “mèo” hoặc các từ tương tự khác trong quán để thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng.

– Trách chọn những cái tên phức tạp, khó phát âm. Nên chọn những từ ngắn gọn và mang tính mô tả bắt mắt ngay lập tức thay vì một cái tên kỳ lạ, lạ mắt. Khi bạn có một cái tên ngắn gọn, dễ nhớ khách hàng sẽ dễ dàng nhớ tới quán của bạn và ghé quán thường xuyên.

– Bạn có thể sử dụng vị trí địa lý của quán trong việc đặt tên. Giả sử quán cafe nhỏ của bạn nằm ở một thị trấn ven biển, không quá xa bãi biển thì bạn có thể sử dụng các từ như “bờ biển”, “biển” hoặc “sóng” trong tên quán cafe nhỏ của mình để vẽ một bức tranh đẹp hơn về vị trí quán cafe của bạn.

– Việc chọn một các tên hài hước hay sến súa cũng là một ý tưởng hay. Mọi người thường thích chơi chữ và nhấn âm. Một cái tên độc đáo, vui nhộn, dễ nhớ. Hơn nữa, nếu cái tên của bạn đặc biệt hài hước và ấn tượng thì mọi người sẽ nói về nó và điều này sẽ dẫn đến việc quán cafe nhỏ của bạn được nhiều người bến đến hơn.

– Bạn cũng có thể lấy ý tưởng từ các bộ phim, sách hoặc chương trình truyền hình nổi tiếng để đặt tên cho quán cafe nhỏ của mình.

– Đặt tên quán cafe nhỏ hay dựa trên việc nghiên cứu đối tượng khách hàng của bạn. Nếu đối tượng mục tiêu chính của quán bạn là các khách hàng trẻ tuổi đang tìm kiếm một nơi yên tĩnh, nơi họ có thể làm việc trong khi nhâm nhi tách cafe ngon thì hãy kết hợp yếu tố này vào tên quán cafe nhỏ của bạn. Bằng cách này, bạn có thể tiếp cận với khách hàng tiềm năng một cách dễ dàng mà không cần phải nỗ lực quá nhiều.

2.9/ Thiết kế bảng hiệu bắt mắt

Bảng hiệu quán cafe bắt mắt

Vậy ngoài những yếu tố trên, kinh doanh quán cafe nhỏ cần những gì để quán cafe được vận hành hiệu quả? Bật mí là thiết kế một bảng hiệu bắt mắt khi kinh doanh quán cafe nhỏ cũng là một trong những yếu tố quan trọng giúp cho khách hàng có thể nhận diện được thương hiệu quán cafe của bạn. 

Khi khách hàng đến quán cafe nhỏ, điều đầu tiên họ sẽ chú ý đó là phong cách quán cafe và bảng hiệu quảng cáo của quán. Cho nên biển hiệu cafe độc đáo, bắt mắt đáp ứng được những yêu cầu về thẩm mỹ sẽ nâng cao được khả năng giữ chân khách hàng lâu dài của quán cafe.

Dưới đây là một số mẫu thiết kế bảng hiệu bắt mắt mà bạn có thể tham khảo!

– Mẫu bảng hiệu quán cafe chữ nổi: hay còn gọi là bảng hiệu chữ nổi 3D được làm từ nhiều chất liệu khác nhau như: mica, alu, formex, inox, đồng, tôn,.. kết hợp với công nghệ đèn led, neonsign để tạo nên sự nổi bật.

– Mẫu bảng hiệu quán cafe đẹp, hộp đèn: là loại bảng hiệu được làm từ kết cấu khung xương sắt hộp cộng với bạt Hiflex xuyên sáng dùng để quảng cáo menu, thức uống,.. rất nổi bật vào ban đêm.

– Mẫu bảng hiệu quán cafe đẹp mặt dựng Alu: được làm từ hợp kim nhôm nhựa tổng hợp, bề mặt được sơn nhiều màu sắc. Bảng hiệu mặt dựng Alu thường có thiết kế sang trọng, tinh tế, sạch sẽ siêu nhẹ và rất bền.

– Mẫu bảng hiệu quán cafe đẹp bằng gỗ: đơn giản và đang được các quán cafe lựa chọn nhiều nhất hiện nay. Bảng hiệu cafe đẹp bằng gỗ là loại bảng hiệu khắc chìm laser thông tin, logo, hình ảnh mà bạn yêu cầu khắc lên tấm gỗ.

– Mẫu bảng hiệu cafe take away đẹp, đơn giản: bởi vì đặc thù của loại hình này vốn dĩ là sự nhanh gọn nên đa phần các bảng hiệu cafe take away được là từ các vật liệu như: mica, alu, gỗ, led, decal và hộp đèn hiflex,…

Tùy vào sở thích và phong cách quán cafe nhỏ của bạn mà lựa chọn mẫu thiết kế bảng hiệu cho phù hợp.

2.10/ Thiết kế không gian quán

Không gian quán cafe

Nhóm đối tượng khách hàng tiềm năng mà mô hình kinh doanh quán cafe nhỏ ở nông thôn hướng tới chính là không gian trải nghiệm có điểm nhấn ấn tượng. Hãy cân nhắc nhu cầu cũng như sở thích của nhóm đối tượng khách hàng mà quán cafe của bạn hướng đến để thi công, setup quán cafe sao cho phù hợp nhất.

(ảnh)

Mặc khác, dựa vào những gì mà bạn khảo sát thực tế được, để biết đâu là thế mạnh và đâu điểm yếu của các đối thủ cạnh tranh trong khu vực lân cận để tạo ra không gian của mô hình kinh doanh quán cafe nhỏ ở nông thôn độc nhất vô nhị, để lại ấn tượng mạnh mẽ cho khách hàng khi đến trải nghiệm. 

Máy pos bán hàng - gif

2.11/ Menu đồ uống đa dạng

Một bước không thể thiếu trong kế hoạch kinh doanh quán cafe nhỏ ở nông thôn đó là xây dựng menu đồ uống đa dạng và đảm bảo 6 tiêu chí sau:

– Hình ảnh minh hoạ thức uống bắt mắt, hương vị thơm ngon không quán cafe nào có 

– Đồ trang trí bắt mắt với họa tiết trái tim, lá cây từ sữa.

– Các loại nước uống bắt kịp trend của giới trẻ hiện nay.

– Giá thành phải chăng, quy trình pha chế đơn giản và tận dụng tối đa nguyên liệu.

– Hoa quả tươi ngon, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Nhìn chung, mức giá đồ uống khi mở quán cafe nhỏ ở vùng nông thôn nên có giá từ 15.000-30.000 đồng. Bạn cũng có thể để trong menu một số đồ uống có mức giá 10.000 đồng để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng.

2.12/ Tuyển dụng và đào tạo nhân viên

Nhân viên phục vụ chuyên nghiệp

Mô hình kinh doanh quán cafe dù nhỏ hay lớn, dù ở nông thôn hay thành thị thì việc vận hành một quán cafe cũng cần có cộng sự, nhân viên, những người hỗ trợ bạn. Đối với quán cafe nhỏ ở nông thôn thì bạn nên ưu tiên lựa chọn những nhân viên có tính nhanh nhẹn, hoạt bát, có khả năng quan sát và tinh thần trách nhiệm cao. Với mô hình này thì bạn không cần tuyển nhiều nhân viên, chỉ cần thêm 1 đến 2 bạn phục vụ là đủ.

2.13/ Sử dụng giải pháp quản lý bán hàng thông minh

Trong quy trình quản lý quán cafe, bạn thường xuyên phải đối mặt với những khó khăn trong việc vận hành như quản lý thu chi, lợi nhuận, báo cáo doanh thu hàng ngày, quản lý kho, hàng hóa, nguyên liệu,… Nếu chỉ quản lý theo phương pháp truyền thống thì bạn khó có thể phát hiện đâu là điểm mạnh của quán mình cũng như doanh thu hằng ngày có thất thoát gì không.

Vậy nên để quản lý bán hàng hiệu quả hơn, bạn nên sử dụng giải pháp quản lý bán hàng bao gồm phần mềm quản lý và thiết bị hỗ trợ bán hàng như máy Pos order cầm tay, máy in hóa đơn, ngăn kéo đựng tiền.

PosApp hiện đang là một trong những đơn vị chuyên cung cấp các phần mềm quản lý quán cafe và các thiết bị hỗ trợ giúp tối ưu hóa các nghiệp vụ bán hàng như: máy Pos thu ngân, máy quét mã vạch, máy in hóa đơn, ngăn kéo đựng tiền,..uy tín trên thị trường hiện nay. Cho đến thời điểm hiện tại đã có trên 30.000 khách hàng đã tin dùng và đồng hành cũng PosApp.

Tháng 3/2021, PosApp rất vinh dự khi được Shark Nguyễn Hòa Bình tin tưởng và đầu tư. Ông là nhà sáng lập kiêm Chủ tịch Tập đoàn NextTech. Từ ngày được Shark Bình tin tưởng và hỗ trợ tài chính, PosApp chính thức trở thành thành viên của tập đoàn Next360 và PosApp mong muốn cung cấp nhiều giá trị hơn nữa cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam.

PosApp ký kết đầu tư với NextPay

Phần mềm tính tiền chuỗi cửa hàng cafe take away PosApp được tích hợp nhiều tính năng quản lý vượt trội dành riêng cho quán cafe như: 

– Giao diện màn hình đẹp, logic, dễ sử dụng

Với tone màu vàng và trắng chủ đạo đã làm cho phần mềm PosApp trở nên sang trọng. Các tính năng trên phần mềm được thiết kế chi tiết, rõ ràng giúp cho nhân viên quán dễ dàng thích ứng, thao tác thuận tiện, ngay cả những nhân viên không rành về công nghệ vẫn có thể làm quen với phần mềm của PosApp một cách nhanh chóng.

  Phần mềm PosApp tương thích với nhiều thiết bị

Phần mềm quản lý tính tiền quán cafe của PosApp tương thích với nhiều thiết bị có sẵn như điện thoại thông minh, máy tính bảng, máy PC,… nên bị có thể xem các báo cáo kinh doanh ở bất kỳ đâu mà không cần phụ thuộc vào máy Pos bán hàng.

Ngoài ra, phần mềm tính tiền chuỗi cửa hàng cà phê takeaway PosApp còn dễ dàng kết nối với nhiều thiết bị ngoại vi khác như: máy in hóa đơn, ngăn kéo đựng tiền, máy in bếp,… giúp quy trình bán hàng được tự động hóa, quy trình quản lý siêu thị, tạp hóa được chuyên nghiệp và tối ưu hơn.

– Sử dụng công nghệ Cloud thông minh

cloud

Phần mềm quản lý tính tiền quán cafe PosApp còn được tích hợp hệ thống Cloud nên tất cả các dữ liệu kinh doanh đều được đồng bộ ngay lập tức. Kể cả khi mất điện hay mất kết nối internet, phần mềm vẫn có thể hoạt động một cách bình thường. Đến khi có kết nối lại, mọi thông tin sẽ đều được tự đồng bộ giúp quy trình bán hàng được tối ưu hơn, mọi thông tin của cửa hàng sẽ được quản lý một cách chặt chẽ.

– Tự động định lượng nguyên vật liệu

Phần mềm quản lý tính tiền quán cafe của PosApp còn hỗ trợ định lượng nguyên vật liệu và trừ vào kho sau khi nhân viên pha chế hoàn tất các thao tác bán hàng. Tính năng này giúp bạn có thể kiểm soát dễ dàng hàng hóa trong kho, đối soát lượng hàng tồn kho cuối ngày so với thực tế, giúp giảm tình trạng thất thoát hàng hóa không rõ nguyên nhân.

– Quản lý và phân quyền nhân viên dễ dàng

phan mem tra sua

Phần mềm quản lý tính tiền quán cafe của PosApp còn có tính năng phần quyền các nhân viên theo đúng vai trò như thu ngân, quản lý, kiểm kho,…Truy xuất lịch sử bán hàng theo từng ca, từng nhân viên thu ngân giúp quán cafe của bạn hạn chế tối đa vấn đề thất thoát hàng hóa hay gian lận doanh thu từ nhân viên thu ngân.

– Lưu trữ thông tin khách hàng

Phần mềm quản lý tính tiền quán cafe của PosApp giúp bạn dễ dàng lưu trữ thông tin quan trọng của khách hàng như họ và tên, số điện thoại, lịch sử giao dịch của khách tại quầy thu ngân, giá trị thành viên trên thẻ,…

Với những thông tin trên, bạn có thể dễ dàng phân loại khách hàng, từ đó đưa ra những chương trình quảng cáo, khuyến mãi phù hợp, cũng như chăm sóc khách hàng một cách hiệu quả hơn.

– Báo cáo hoạt động kinh doanh theo thời gian thực

xem bao cao tu

Phần mềm quản lý tính tiền quán cafe của PosApp hỗ trợ bạn thống kê doanh thu, lợi nhuận, dòng tiền thu chi chi tiết theo ngày/tháng/năm một cách chi tiết, cụ thể với hơn 30 biểu đồ phân tích rõ ràng. Xem báo cáo chi tiết rõ ràng từ xa thông qua chiếc điện thoại mà không cần phải có mặt 24/7 tại cửa hàng.

– Dễ dàng quản lý chuỗi cửa hàng

Chỉ với một chiếc điện thoại có tích hợp phần mềm quản lý tính tiền quán cafe của PosApp bạn có thể dễ dàng quản lý và kiểm soát chuỗi cửa hàng từ xa mà không cần tới từng chi nhánh. Mọi báo cáo kinh doanh đều được cập nhật theo thời gian thực giúp bạn chủ động hơn trong việc quản lý.

– Hỗ trợ tạo website bán hàng online miễn phí

phan mem goi mon online min

Việc sở hữu website riêng mang tên thương hiệu quán cafe của bạn không chỉ thể hiện sự chuyên nghiệp trong kinh doanh mà còn giúp bạn dễ dàng quảng bá thương hiệu của quán cafe của mình.

Mặc khác, thông qua website order mà PosApp hỗ trợ, khách hàng của bạn cũng có thể dễ dàng order đồ uống mà không cần trực tiếp đến quán. Với thông tin mà khách hàng để lại trên website bán hàng, bạn hoàn toàn có thể thêm vào tệp khách hàng của mình rồi đưa ra các chương trình khuyến mãi, tặng voucher, tri ân khách hàng nhằm giữ chân khách hàng lâu hơn, tốt hơn.

Ngoài ra, việc sở hữu website bán hàng riêng được PosApp cung cấp miễn phí còn giúp bạn tiết kiệm một khoản kha khá về chi phí thuê bên thứ ba tạo lập website.

Phần mềm quản lý quán cafe - Gif

2.14/ Khai trương quán ấn tượng

Một trong những điều quan trọng mà bất kỳ buổi lễ khai trương quán cafe nào cũng muốn hướng đến đó là gây được điểm nhấn trong lòng khách hàng và mong muốn khách hàng tiếp tục quay lại sau ngày khai trương.

Dưới đây Chukinhdoanh sẽ gợi ý cho bạn một số hoạt khai trương động ấn tượng được nhiều chủ quán sử dụng trong ngày khai trương:

– Múa lân sư rồng

Múa lân khai trương

Múa lân sư rồng là loại hình được ưa chuộng nhất trong ngày lễ khai trương.

Tùy theo quy mô kinh doanh, bạn có thể thuê một hoặc nhiều đoàn với nhiều tiết mục khác nhau với số lượng lân cũng khác nhau. Đội hình múa lân đầy đủ tiết mục bao gồm:

  • Ngũ lân hồng phát: 5 lân ngậm vàng, ngậm lời chúc, mỗi lân 2 người
  • Múa 2 lân: 1-2 lân leo sào hái cầu mây, leo tường lấy dải tiền,…mỗi lân 1 người
  • Thần tài khai trương: 1 ông địa, 1 ông thần tài
  • 2-5 người đánh trống, cầm xã đồng, chũm chọe chập cheng, lò đồng gõ mõ,..
  • Thêm người múa kiếm, trình diễn phun lửa nếu có 
  • Múa đoàn rồng từ 10 – 20 người

– Múa trống

Múa trống khai trương

Múa trống hội từ 4-6 trống với số lượng khác nhau mà mang lại tiếng trống và ý nghĩa khác nhau.

Số lượng trống tượng trưng cho các ý nghĩa kinh doanh khác nhau:

+ 6 trống: số 6 tượng trưng cho tài lộc, mang ý nghĩa “Tấn tài, tấn lộc”

+ 9 trống: số 9 tượng trưng cho sự trường cửu, mang ý nghĩa kinh doanh “Trường trường cửu cửu”

+ 10 trống: trống hội thập trống chào mừng, ý nghĩa “Chúc mừng thịnh vượng, may mắn”

Số tiếng trống cũng có ý nghĩa đặc biệt:

+ 8 tiếng, Bát tượng trưng cho sự phát tài

+ 9 tiếng, Cửu tượng trưng cho sự vĩnh cửu

+ 13 tiếng, Thập Tam trong Thập Tam Thái Bảo, tượng trưng cho 13 vị tướng mạnh nhất thời xưa, mang ý nghĩa kinh doanh sẽ phát đạt, cứ phía trước tiến lên, loại bỏ gian khó trở ngại.

– Văn nghệ

Văn nghệ khai trương quán

Văn nghệ thường được biểu diễn sau tiết mục múa lân. Thường là các bài hát trẻ trung kết hợp với dancer sôi động tăng thêm bầu không khí tươi vui cho buổi lễ.

– Cắt băng khánh thành

Sau tiết mục văn nghệ phục vụ khách hàng đến tham dự buổi khai trương, bạn hoặc MC sẽ chủ trì buổi lễ tuyên bố lý do khai trương, nhận lời chúc từ mọi người và tiến hành cắt băng rôn khai trương quán cafe. Tùy vào người hùn hạp mở quán cafe mà số lượng bông và dải băng sẽ khác nhau. Dải băng thường dài từ 5m trở lên.

– Chương trình Khuyến mãi

Thẻ tích điểm cho quán cafe

Là điều không thể thiếu khi khai trương quán cafe, một số chương trình khuyến mãi bạn có thể tham khảo như:

+ Đồng giá 19k, giảm giá 40% cho nhóm trên 3 người, mua 1 tặng 1,…

+ Các chương trình như giảm giá cho ly đầu tiên, giảm giá khi mua số lượng nhiều, giảm giá khi mua ở những khung giờ cho trước,…

+ Hoặc các chương trình mới lạ, tạo ấn tượng mạnh cho khách như: oẳn tù tì 3 lần với nhân viên, nếu thắng được giảm ngay 30% hay được ôm hôn nhân viên miễn phí 100%…

2.15/ Marketing truyền thông cho quán

Phát tờ rơi, quảng cáo

Dành thời gian đầu tư về marketing sẽ giúp cho việc mở quán cafe ở nông thôn tiếp cận nhiều khách hàng hơn. Nếu có nguồn vốn tốt, bạn có thể sử dụng các hình thức như:

– Phát tờ rơi, voucher khuyến mãi,…

– Chạy quảng cáo tiếp cận khách hàng gần khu vực quán

– Làm xe đẩy lưu động mời dùng thử đồ uống

– Thuê các KOLs, influencer review quán cafe,.

Hoặc tận dụng những phương pháp không tốn chi phí:

– Chia sẻ thông tin lên facebook cá nhân, group địa điểm bạn mở quán cafe

– Tận dụng mối quan hệ bạn bè, người thân, đồng nghiệp, nhân viên để giới thiệu đến nhiều khách hàng.

Xem thêm: Từ A-Z các bước kinh doanh nhà hàng sân vườn không lo lỗ vốn

3/ Mẹo tăng doanh thu cho quán cafe nhỏ

Đã gọi là kinh doanh thì dù là quán cafe nhỏ hay lớn hay loại hình nào khác thì cũng đều hướng đến mục tiêu lợi nhuận. Chỉ cần ngồi lại tập trung phân tích tình hình kinh doanh của quán cafe của bạn sẽ nhận ra, vẫn có thể giúp cải thiện đáng kể doanh thu quán cafe chỉ với một vài mẹo nhỏ dưới đây:

3.1/ Thường xuyên cập nhật menu đồ uống mới

menu đồ uống

Nếu bạn là người hay uống cafe hay bất kỳ thức uống nào có thương hiệu lớn một chút ở Việt Nam như Highland, Phúc Long Tea, Gong Cha,.. và để ý một chút đến menu thì chắc hẳn trong một vài thời điểm bạn sẽ thấy một vài món mới xuất hiện trên menu của họ. Vì vậy dù là quán cafe nhỏ ở nông thôn nhưng bạn cũng phải thấu hiểu được tâm lý của khách hàng, biết đưa ra các loại đồ uống mới phù hợp với nhu cầu, đúng vào từng thời điểm khác nhau, vừa ngon, vừa rẻ, vừa đẹp mắt.

3.2/ Tạo nhiều combo siêu hấp dẫn

Bạn có thể gia tăng doanh thu bằng việc bán thêm các đồ ăn kèm hay là double ly cùng loại cùng size ở tại một thời điểm nhất định. Đối với các quán cafe thì điển hình sẽ tạo ra các combo kèm bánh ngọt, đồ ăn vặt hoặc là các sản phẩm đóng gói khác,..khách hàng sẽ không thể gọi riêng lẻ những mặt hàng trên. Hiệu quả của combo sẽ được thể hiện rõ rệt khi lượng bán hàng của bạn nhiều gấp 1,2 -1,5 lần cho một đơn hàng.

3.3/ Lên nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn

chương trình khuyến mãi

Thẻ thành viên tại quán cafe văn phòng của bạn có những ưu đãi nhất định với các thứ hạng thành viên, vàng, bạc, kim cương. Bạn đặt quyền lợi riêng cho họ, trong đó có những đặc quyền ưu tiên vào các dịp cá nhân như sinh nhật, hội nhóm hoặc các hoạt động chi tiêu trong hệ thống. Đặc biệt mỗi khi có chương trình khuyến mãi dành cho hội viên, khách hàng sẽ là người được nhận tin đầu tiên.

3.4/ Thuê bảo vệ giữ xe và dắt xe miễn phí cho khách

Hành động nhỏ nhưng tạo được ấn tượng lớn, quán cafe của bạn cần có bảo vệ giữ xe và giúp khách hàng để xe đúng chỗ, dắt xe cho khách hàng. Đây cũng là hành động dễ ghi điểm nhất đối với khách hàng nữ chân yếu tay mềm không dắt xe nổi.

3.5/ Tạo bảng nội dung công việc chi tiết cho nhân viên

Các bộ phận tại một quán cafe thông thường sẽ gồm:

– Bộ phận phục vụ

– Bộ phận pha chế/bếp

– Bộ phận thu ngân

– Bộ phận tạp vụ

– Bộ phận bảo vệ

Những quán cafe nhỏ thì một nhân sự có thể đóng nhiều vai trò. Vì tính chất chuyên môn của nhân sự tại quán cafe nên tài liệu cần đơn giản hóa, dễ hiểu, dễ nhớ do đó bảng mô tả công việc này chỉ cần trên một trang giấy.

bảng nội dung công việc chi tiết cho nhân viên

Ví dụ: Bảng nội dung công việc tại quán cafe như sau:

Yêu cầu:

1. Có ý thức phục vụ, tự giác trong công việc và tuân thủ nội quy của quán cafe

2. Siêng năng, tập trung và có trách nhiệm trong công việc

3. Ghi nhớ và thực hiện 4 điều cơ bản sau:

– Điều 1: Khách hàng luôn luôn đúng.

– Điều 2: Nếu khách hàng sai xem lại điều 1.

– Điều 3: Khách hàng là người trực tiếp trả lương cho tất cả chúng ta.

– Điều 4: Văn hóa cảm ơn (Cảm ơn khách hàng đã trả lương cho chúng ta, cảm ơn đồng nghiệp đã cộng tác với chúng ta, cảm ơn cấp trên đã hỗ trợ ta,…)

Nội dung công việc phục vụ:

I. Đầu ca

  1. Lấy dấu vân tay vào ca
  2. Vệ sinh khu vực làm việc: quét sân, lau bàn ghế, giặt khăn lau bàn,…
  3. Chuẩn bị đồ dùng khu tiếp trung gian: ly trà đá, ly & tách trà nóng, khay bê cafe, ly đựng nước đá tan, đế lót ly, menu,…

II. Trong ca

  1. Tập trung để phát hiện khách mới đến để mời trà đá (hoặc trà nóng, quan sát để phát hiện nhu cầu khác của khách hàng, thể hiện văn hóa của sự nghiệp phục vụ.
  2. Thực hiện theo Quy trình tác nghiệp Phục vụ – Thu ngân – Pha chế.

2.1 Chú ý quan sát

  • Luôn quan sát để phát hiện khách đến, vị trí khách ngồi.
  • Mời khách hàng ngồi, mời trà đá theo yêu cầu.

2.2 Order hàng hóa:

  • Ghi rõ ràng yêu cầu khách hàng: Đúng số bàn, đúng và đủ món, chữ viết rõ ràng.
  • Phải xác nhận yêu cầu khách hàng rõ ràng (bắt buộc trong từng trường hợp bàn có nhiều khách hoặc bàn vừa có thức ăn và uống).

Chú ý: Order sai món phạt 40.000đ/lần và nhân viên phải thanh toán món đó nếu món không đổi được 

2.3 Gửi phiếu order cho thu ngân

  • Dán phiếu order cho thu ngân.
  • Lấy phiếu chế biến được in tại máy bay chuyển sang khu pha chế.

2.4 Nhận hàng hóa và chuyển cho khách hàng

  • Kiểm tra hàng hóa có đúng với yêu cầu khách không (nếu sai ngay lập tức điều chỉnh)

2.5 Thường xuyên chăm sóc khách hàng

  • Nhân viên phải quán xuyến khu vực phụ trách: thường xuyên châm trà đá (trà bắc), thu dọn ly đã dùng xong, lau dọn bàn & ghế sạch sẽ,…
  • Thường xuyên đi lại trong khu vực phụ trách để phát hiện hoặc nhận yêu cầu mới từ khách hàng.

III. Kết ca

  1. Vệ sinh lại khu vực làm việc gồm: Lau bàn ghế; Đổ xô nước bẩn và rửa sạch; Đổ rác theo quy định; Thu ly – tách bẩn vào khu rửa ly; Giặc khu lau bàn.
  2. Bàn giao khách hàng cho ca tiếp theo. Lấy dấu vân tay kết ca.

3.6/ Cân nhắc việc cung cấp dịch vụ wifi

dịch vụ wifi

Cung cấp wifi miễn phí cho khách hàng là điều mà nhiều chủ quán còn băn khoăn. Tất nhiên, quán cafe nào cũng muốn đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng, đem đến cho họ chất lượng dịch vụ tốt nhất. Một trong số những dịch vụ được quan tâm nhất hiện nay là mạng lưới wifi trong quán cafe. Bởi vậy thực khách sẽ rủng rỉnh hơn nếu có thêm lợi ích khi mua theo combo

Tuy nhiên, bạn không thể nào để vụt mất nguồn doanh thu tiềm năng đáng kể chỉ vì có những người dùng mạng wifi chùa mà ngồi lì cả ngày chỉ gọi đúng một món đồ uống. Hãy cân nhắc về điều này và nên nhớ rằng bạn đang kinh doanh cafe chứ không phải là mở một thư viện miễn phí.

Hãy tự đặt mình vào khách hàng: “Nếu như đột nhiên mất wifi trong quán? Liệu bạn là khách hàng bạn có cảm thấy thoải mái với điều này không?”

Hãy thử lắp đặt hệ thống wifi miễn phí trong vòng một tháng và theo dõi số lượng bán trong thời gian này. Sau một tháng đó bạn sẽ biết đây có phải là một sự đánh đổi xứng đáng không.

4/ Case Study kinh doanh cafe công thôn thành công

Mô hình cafe độc đáo…trên cây ở nông thôn Hà Tĩnh

cafe trên cây ở nông thôn Hà Tĩnh

Tận hưởng một ly cafe thơm ngon và “lơ lửng” trên cây đang là “cơn sốt” mới của giới trẻ Hà Tĩnh. Lần đầu đặt chân tới Sakura Hoa Anh Đào Cafe (thôn Bình Luật, xã Cẩm Bình, Cẩm Xuyên), bạn chắc chắn phải trầm trồ với kiến trúc cafe độc đáo và lạ mắt này! Bạn có thể tham khảo mô hình cafe độc đáo này qua bài viết trên báo Hà Tĩnh.

Cafe sách ở nông thôn

Cafe sách, tưởng chỉ có ở thành thị, nhưng nay đã xuất hiện ở nông thôn. Thậm chí là ở vùng quê hẻo lánh như xã Cù Bị (huyện Châu Đức, Bà Rịa- Vũng Tàu) 3 quán cafe. Tại đây không chỉ phục vụ đồ uống, mà còn hội tụ nhiều cuốn sách quý bổ ích dành cho khách hàng, có thể đọc tại chỗ hoặc thậm chí mượn sách đem về nhà đọc. Bạn có thể tham khảo mô hình cafe sách ở nông thôn độc đáo này qua bài viết trên báo Vietnamnet.

Tóm lại kinh doanh quán cafe nhỏ ở nông thôn với vốn ít rất cần người chủ phải duy trì sự nhiệt huyết bởi vì lúc này bạn vừa là người làm chủ, vừa là người làm công. Thay vì một công việc văn phòng 8 tiếng mỗi ngày, bạn sẽ trở thành lao động chính và làm việc liên tục 16 tiếng hoặc có thể hơn.

Hi vọng với những kinh nghiệm kinh doanh quán cafe nhỏ ở nông thônChukinhdoanh chia sẻ ở trên sẽ giúp cho bạn có thêm kiến thức kinh doanh thành công mô hình này!

Bạn đang tìm kiếm phần mềm quản lý quán cafe tốt nhất? Vui lòng để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ sớm nhất!

liên hệ với chúng tôi

Hoặc gọi trực tiếp đến số Hotline: 1900.3016 để được hỗ trợ nhanh nhất!